128027
category
463231

Lựa chọn tuyệt vời của Không quân Việt Nam

06/01/2021 13:28

Khi đưa tin chuyến thăm gần đây của ông Shoigu tới KnAAZ, Izvestia và Russia 1 đồng loạt công bố hình ảnh đáng mong chờ về những chiến đấu cơ mới, rất hiện đại của KQ Việt Nam.

Lựa chọn tuyệt vời của Không quân Việt Nam: Tiến thẳng lên hiện đại - Máy bay mới sắp về?

Chiến đấu cơ mới của Không quân Việt Nam đã thành hình

Theo đó, vào đầu tháng 10 năm 2020, nhân chuyến thăm tới các cơ sở chế tạo máy bay quân sự lớn nhất của đất nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã có tuyên bố quan trọng về định hướng mua sắm vũ khí trang bị mới rằng Quân đội Nga chưa ưu tiên ngay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 mà vẫn tiếp tục đặt hàng Su-35S, Su-30SM2 và Yak-130 với số lượng lớn.

Đáng chú ý là hình ảnh về chuyến thăm của người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nga do các kênh truyền hình Izvestia và Russia 1 phát đi đã đồng loạt hé lộ loại chiến đấu cơ mới và rất hiện đại của Không quân Việt Nam đang thành hình trên dây chuyền sản xuất của Nhà máy chế tạo hàng không Komsomolsk-on-Amur (KnAAZ).

Đây chính là loạt máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ kiêm huấn luyện phi công phản lực Yak-130 theo hợp đồng trị đặt hàng của Không quân Việt Nam mà truyền thông Nga đã đưa tin hồi đầu năm 2020.

Qua đó có thể thấy những chiếc Yak-130 được sản xuất cho Không quân Việt Nam đã thành hình khá rõ nét, gần như đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng để sớm bay thử, nghiệm thu và bàn giao cho khách hàng theo đúng tiến độ của hợp đồng.

Nếu không có gì đột biến, chắc chỉ độ vài tháng nữa sau khi những hình ảnh này được truyền thông Nga công bố, những chiếc máy bay tiêm kích nhẹ kiêm huấn luyện phi công phản lực Yak-130 của Không quân Việt Nam sẽ cất cánh lần đầu, chính thức chinh phục bầu trời.

Phi công Việt Nam sẽ sang Nga huấn luyện chuyển loại Yak-130?

Theo thông lệ, trong các hợp đồng đặt mua máy bay mới với Liên bang Nga, thường thì Không quân Việt Nam sẽ cử một số phi công, thợ kỹ thuật sang nước bạn học chuyển loại.

Lựa chọn tuyệt vời của Không quân Việt Nam: Tiến thẳng lên hiện đại - Máy bay mới sắp về? - Ảnh 2.
Những chiếc Yak-130 của Không quân Việt Nam đã thành hình tại Nhà máy chế tạo hàng không Komsomolsk-on-Amur (KnAAZ). Ảnh: Kênh truyền hình Russia 1.

Trước đó, khi mua tiêm kích Su-27 và Su-30MK2, Không quân Việt Nam đã cử đoàn sang Nga chuyển loại máy bay mới theo điều khoản hợp đồng vốn thường bao gồm cả công tác huấn luyện sử dụng và bảo đảm kỹ thuật, chứ không chỉ bàn giao mỗi máy bay, vũ khí và khí tải bảo đảm cũng như phụ tùng đi kèm.

Chính những “hạt giống” được đào tạo ở Nga sau này sẽ lại là những người thầy, truyền lại kiến thức, kinh nghiệm đã học cho các thế hệ tiếp theo, qua đó tiết kiệm được lượng lớn ngân sách nhà nước.

Tương tự, với việc tiếp nhận một dòng máy bay hoàn toàn mới như Yak-130, chắc chắn chúng ta cũng sẽ cử các phi công, thợ kỹ thuật nòng cốt sang Nga để học chuyển loại.

Lựa chọn tuyệt vời của Không quân Việt Nam: Tiến thẳng lên hiện đại - Máy bay mới sắp về? - Ảnh 3.
6 phi công tiêm kích Su-27 đầu tiên của Không quân Việt Nam chuyển loại ở Nga. Ảnh: Cục Chính trị Quân chủng PK-KQ.

Với không quân nhiều nước, mỗi khóa đào tạo chuyển loại thường sẽ mất khoảng 6-8 tháng, tất nhiên với Không quân Việt Nam, chúng ta có lợi thế lớn là đã quen sử dụng vũ khí do Nga (Liên Xô) chế tạo, đồng thời lại thông thạo tiếng Nga, nên sẽ không mất quá nhiều thời gian, giúp rút ngắn được ít nhiều quy trình đào tạo.

Tuy vậy, hiện chưa rõ đại dịch Covid-19 đang diễn biến khá phức tạp ở Nga cũng như trên thế giới có ảnh hưởng nhiều tới kế hoạch bàn giao máy bay mới và huấn luyện chuyển loại cho Không quân Việt Nam hay không, nhưng chắc chắn để đảm bảo an toàn, cả phía ta và các bạn Nga sẽ tính toán thời gian thích hợp cho từng giai đoạn.

Lựa chọn tuyệt vời của Không quân Việt Nam: Tiến thẳng lên hiện đại - Máy bay mới sắp về? - Ảnh 4.
Máy bay tiêm kích Su-30MK2 được máy bay vận tải An-124 Nga “không vận” sang Việt Nam. Ảnh: militaryparitet.

Cũng như các hợp đồng mua tiêm kích Su-30MK2 trong những năm gần đây hay hợp đồng mua tiêm kích Su-27 giai đoạn 1990, sau khi máy bay mới sản xuất, bay thử, nghiệm thu sẽ được các vận tải cơ cỡ lớn như An-124 “không vận” sang Việt Nam, tiến hành lắp ráp và chính các phi công Nga bay thử rồi mới chính thức bàn giao cho Không quân Việt Nam.

Nếu cần, các phi công Nga có thể tiếp tục bay kèm, bồi dưỡng thêm cho các phi công Việt Nam nhằm nâng cao trình độ khai thác, sử dụng máy bay thế hệ mới.

Có thể thấy, việc Việt Nam đặt mua Yak-130 là một quyết định hết sức đúng đắn, kịp thời vừa để đảm bảo huấn luyện cho phi công trên các máy bay tiêm kích thế hệ mới như Su-30MK2 và có thể là cả những máy bay hiện đại hơn nữa trong tương lại.

Yak-130 về sẽ là sự bổ sung hoàn hảo cho những “cánh Hải Âu” L-39 đang dần đi tới cuối vòng đời, có thể sẽ bị loại biên nếu không được nâng cấp, kéo dài tuổi thọ.

Những chiếc Yak-130 của Không quân Việt Nam đã thành hình

Bình Nguyên

Tags :
Đọc nhiều