3
category
371748

Lột mặt nạ những kẻ lấy bệnh nhân N17 ra làm bàn đạp, tấn công chính quyền

Hải Yến 11/03/2020 14:56

Như thông điệp “không ai bỏ lại phía sau” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố ngay từ khi dịch Covid-19 lan rộng, tất cả người Việt Nam từ vùng dịch trở về đều được đón nhận, chữa trị một cách tốt nhất. Thậm chí, với cả cá nhân cố tình khai gian, giấu chuyện từ vùng dịch về, khi cơ quan chức năng phát hiện có dấu hiệu nhiễm virus, đều mềm mỏng vận động đi cách ly, chữa trị. Sự nhân văn của lãnh đạo chính quyền Việt Nam là vậy, nhưng bức xúc thay, những thành phần chống phá lại lấy những người nhiễm ra, dựng hàng loạt câu chuyện phi lý, hòng gieo tiếng oan cho những con người đang ngày đêm, vắt kiệt sức, nỗ lực hết mình để chống dịch. 

Không một ai bị bỏ lại phía sau – thông điệp nhân văn mà lãnh đạo chính quyền đã và đang thực hiện cho người dân của mình

Vừa mới đây, khi thông tin về bệnh nhân N.H.N (N17) ở Hà Nội được xác định, người đứng đầu công tác chống dịch và các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc. Vì sự bất hợp tác ngay từ đầu của N17, đến mức đích thân Chủ tịch Hà Nội phải điện thoại hỏi thăm và vận động bệnh nhân cách ly, điều trị.

Và nhanh như chớp, cộng đồng mạng đã lùng sục ra cả tên, họ, địa chỉ nhà và truyền tai nhau, lên án kịch liệt về ý thức của người này. Hiện tượng này không phải là lạ, mà đã diễn ra rất nhiều lần tương tự, chỉ cần hành vi của cá nhân nào đó quá đáng, thì người đó sẽ được thám tử mạng xã hội cho cả nhà “sáng trưng”.

Thế nhưng, oái oăm thay, những thành phần chống phá lại tung tin trên facebook “Việt Tân”, “Cafe Ku Búa”, lu loa rằng: 16 bệnh nhân trước đây không công khai tên, danh tính nhưng bệnh nhân 17 thì công khai. Sau đó quàng tội cho chính quyền: “Nguyên nhân dẫn đến thảm hoạ không phải là lỗi của bất cứ công dân nào, mà là sự bưng bít thông tin và thiếu minh bạch của một cơ chế chuyên quyền”.

Theo dõi thông tin về dịch Covid-19, từ ngày dịch bệnh xuất hiện, bùng phát cho đến hôm nay, hầu hết những thông tin của người nhiễm, cơ quan chức năng không công khai và báo chí chính thống cũng không đăng tải chi tiết. Đó là sự bảo mật, bảo vệ hình ảnh cho người nhiễm bệnh. Chỉ những trường hợp quá đặc biệt, thì truyền thông mới được tiếp cận phỏng vấn và đăng tải. Điển hình cụ thể như Việt kiều Mỹ – Tạ Kiên Hoa, khi chữa hết bệnh, ông không chỉ chia sẻ với truyền thông Việt Nam, mà khi về đến Mỹ, ông còn hào hứng chia sẻ về quá trình chữa Covid-19 tại Việt Nam cho cộng đồng mạng được biết.

Riêng việc tên tuổi của bệnh nhân N17 được nhiều người biết, chẳng có gì khó hiểu. Chỉ cần một người tiếp xúc, ở gần, ở cạnh nhà biết về bệnh nhân N.H.N, thì cả cộng đồng sẽ biết. Chưa kể, với sự kém ý thức, gian dối trong việc khai báo của bệnh nhân này, làm ảnh hưởng đến nhiều người, trong lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp khắp thế giới, thì cộng đồng mạng chỉ trích cá nhân này dữ dội, thể hiện rõ sự yêu ghét, cũng là điều dễ hiểu. Và đó cũng là quyền của người dân. Không thể quàng tội cho chính quyền rằng “xúi giục” người dân làm như thế.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra kiểm tra công tác chuẩn bị sẵn sàng cách ly, điều trị người bị viêm hô hấp cấp do virus Corona (nCoV), tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Thêm nữa, việc cộng đồng mạng nhanh chống lùng sục ra tên tuổi, thân thế của bệnh nhân thứ 17 này như một cú tát vào mặt những thành phần chống phá lu loa rằng “Việt Nam giấu dịch”. Chỉ cần một người nghi nhiễm hoặc một người từ vùng dịch về mà không cách ly, điều trị, thì cả xã hội điều biết. Nếu có người nào đó chết vì nhiễm Covid-19 thì chính quyền cũng không thể “bịt miệng” được. Con số không người nào chết tại Việt Nam vì Covid-19, cho đến thời điểm hiện tại, càng cho thấy hệ thống y tế và đội ngũ nhân sự ngành Y của Việt Nam đã rất tốt trong công tác tác chiến với bệnh dịch này.

Không đưa tên người nhiễm và chữa trị thành công thì bọn chống phá xuyên tạc Việt Nam “không minh bạch”. Và khi cộng đồng mạng đưa tên bệnh nhân ra, hay khi lãnh đạo chính quyền được phóng viên báo chí hỏi đích danh về người nhiễm, thì bọn “diều hâu” lu loa bảo là “chính quyền công khai để người dân chửi bệnh nhân, nhằm chối bỏ trách nhiệm”. Cái lưỡi không xương nên kiểu nào thành phần phá hoại cũng nói cho được.

Thậm chí, khi cộng đồng mạng bày tỏ quan điểm lên án hành vi thiếu ý thức của những người để lây bệnh dịch, và xót thương cho hàng nghìn chiến sĩ phải nằm ngoài sương để chu toàn chổ cho những người cách ly, xót thương cho cả hệ thống chống dịch phải nỗ lực hơn gấp trăm lần để đẩy lùi dịch bệnh, thì bọn chống phá chửi đổng rằng: “Dân mạng trở thành công cụ tuyên truyền cho một nhà nước thờ ơ”. Thì ra, những thành phần chống phá không kích động được nhân dân thì quay sang chửi, xem người dân như đui, như mù.

Công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam rất nghiêm ngặt. 20 vị khách đến từ Hàn Quốc không chịu cách ly liền được cơ quan chức năng Việt Nam “đưa về nước”

Bệnh dịch hoành hành là lúc cả nước cùng chung tay, đoàn kết chống dịch. Cho đến thời điểm này, chính quyền vẫn đang động viên từng trường hợp có nguy cơ nhiễm, hoặc đã nhiễm điều trị tích cực. Chuyện truy cứu trách nhiệm đối với bệnh nhân thứ 17, được để lại phía sau. Thay vào đó là kêu gọi tha thiết, mọi người dân ý thức hơn, kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội để đẩy lùi bệnh dịch. Như thông điệp mà Phó Thủ tướng Nguyễn Đức Đam đã truyền đi: “Chặn đứng dịch bệnh ta cần nỗ lực và quyết tâm của hơn 90 triệu người, cần những sách lược chuẩn mực, cần sự chung tay của đủ các ban ngành. Nhưng để dịch bùng phát, ta chỉ cần đúng một người”.

Với tinh thần quyết tâm từ xưa đến nay của người dân Việt Nam: Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Tin chắc rằng, với sự ra quân đồng bộ của cả hệ thống, chúng ta sẽ chống dịch thành công. Ngắt dịch sớm Việt Nam sẽ tận dụng được thời cơ, lợi thế của nước trở thành điểm đầu tư, điểm đến an toàn trước các nước khác.

Hải Yến

Tags :
Đọc nhiều