86
topics
567368

Lời xuyên tạc của “nhà kinh tế” giả hiệu Việt Tân

LS Lê 20/11/2021 09:49

Tổ chức Việt Tân với những luận điệu chống phá đã “ăn bám” vào đất nước Việt Nam ta từ những ngày đầu chống dịch tới khi thời kì phục hồi, sống chung với đại dịch. Với cái nhìn tiêu cực và những lập luận đầy ác ý, chúng luôn buộc tội, chê bai bất cứ một thành quả hay chính sách mới nào của Chính phủ ta. Lần này cũng vậy, Chính phủ vừa họp bàn, dự kiến tung gói hỗ trợ trị giá hàng triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp thì Việt Tân đã vội lao vào đặt điều, nói xấu.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Bài viết “Con cá gỗ” của cây bút Tân Phong (Việt Tân) lần này nhắm vào phê phán những chính sách của Chính phủ, từ cách chống dịch tới cách phục hồi kinh tế sau dịch. Chung quy lại, chúng cũng chỉ muốn chê bai Chính phủ ta yếu kém, không thể lo được an sinh xã hội cho người dân, từ đó thực hiện âm mưu kích động nhân dân gây bạo loạn, chống đối chính quyền gây mất trật tự an ninh xã hội.

Luận điệu xuyên tạc của Việt Tân.

Việt Tân đổ lỗi do “chính sách chống dịch của Chính phủ ta tiêu cực nên doanh nghiệp mới phải đóng cửa”. Thử hỏi trên thế giới có bao nhiêu doanh nghiệp phải đóng cửa rồi chứ đâu phải riêng mỗi Việt Nam. Suy thoái kinh tế toàn cầu là hậu quả tất yếu của đại dịch, cả nhân loại đang phải gồng mình chống trả chứ đâu phải mỗi dân tộc ta. Sao lại đổ lỗi cho Chính phủ khi đại dịch là sự kiện bất khả kháng giống như thiên tai và thiên tai đi qua chắc chắn để lại hậu quả? Điều quan trọng nhất là cả nước biết chung tay khắc phục hậu quả đó chứ không phải chỉ biết trách móc chính quyền.

Thử hỏi nếu không giãn cách xã hội, đóng cửa các xí nghiệp, nhà máy thì còn bao nhiêu người phải tử vong nữa? Môi trường nhà máy, xí nghiệp là nơi dễ lây lan dịch bệnh nhất, bao nhiêu ổ dịch được ghi nhận tại các khu công nghiệp rồi chẳng lẽ Việt Tân không hay biết? Nếu bây giờ bất chấp tất cả để vận hành nhà máy như bình thường thì Việt Tân có đền được mạng người không mà dám lên tiếng nói Chính phủ “chống dịch tiêu cực”. Vì tính mạng, sức khoẻ của nhân dân mà chấp nhận đánh đổi về kinh tế mà bị gọi là “tiêu cực” thì thế nào mới là nhân đạo đây?

Chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là quan điểm nhất quán của Chính phủ. Giờ đây, khi dịch bệnh đang dần đi vào kiểm soát và chúng ta đang dần dần tập thích nghi với “bình thường mới” thì tất nhiên khôi phục kinh tế là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Ý thức được điều đó, Chính phủ quyết định phát động gói hỗ trợ kinh tế lên đến hàng triệu tỷ đồng để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo. Theo đó, gói kích thích có thể tới 800.000 tỷ, còn Tổ trưởng tổ tư vấn Thủ tướng Nguyễn Đức Kiên khẳng định không thấp hơn nửa triệu tỷ, tương đương tổng đầu tư công hằng năm. Gói hỗ trợ này sẽ được giải ngân theo đợt từ 2021 đến 2025 sao cho phù hợp với tình hình thực tế nhất. Theo đó, chương trình phục hồi kinh tế tổng thể sẽ gồm 4 chương trình thành phần: mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch Covid-19; chương trình an sinh xã hội và việc làm; phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Cuối cùng là chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển.

Theo đánh giá của chuyên gia, các gói trên chủ yếu tác động về phía cung, chưa thực sự hỗ trợ mạnh mẽ cho người dân, doanh nghiệp; chưa có giải pháp tổng thể cùng với nguồn lực để thúc đẩy phục hồi đồng bộ cả về phía cung và cầu của nền kinh tế. Vì vậy, hiện nay Chính phủ vẫn đang họp bàn với các chuyên gia kinh tế đầu ngành để đưa ra biện pháp phù hợp nhất chứ chưa có bất kỳ thông báo chính thức nào. Ấy vậy mà Việt Tân đã vội đặt điều xuyên tạc trên những công tác mang tính nền móng nhất của chính sách này.

Chúng bảo “Chính phủ tung ra gói ngân sách này như ‘con cá gỗ’ trong bữa cơm, nhìn thấy chứ không thể chạm vào”. Sao có thể chạm vào được khi chính sách ấy còn chưa được ban hành? Chứ những chính sách miễn giảm thuế phí, giãn nợ và giảm lãi suất cho doanh nghiệp cũng là “cá gỗ” thì doanh nghiệp đã phản ứng từ lâu lắm rồi. Những con số mà Việt Tân đưa ra, nhìn qua có vẻ đáng tin như một bản đánh giá tài chính của chuyên gia đầu ngành nhưng thực chất chỉ là những lời xằng bậy, dối trá để buộc tội, đặt điều cho Chính phủ. Nếu những con số và thông tin đó là thật thì bằng chứng đâu, số liệu thống kê, báo cáo tài chính đâu mà không đính kèm vào? Chiêu trò ăn không nói có này dù đã thất bại nhiều lần nhưng có lẽ Việt Tân vẫn chưa chịu sáng mắt ra. Chúng còn bảo “Nhà nước chỉ biết dựa vào nguồn vốn FDI từ nước ngoài để tăng trưởng GDP”, chứ nếu Chính phủ không tạo điều kiện thuận lợi, có những chính sách hấp dẫn thì làm sao thu hút được nhà đầu tư. Đó không chỉ là nguồn lợi về phát triển kinh tế mà còn tạo cơ hội việc làm cho hàng ngàn công nhân sau đại dịch, còn là con đường ngoại giao phát triển khoa học, y học gần nhất. Nguồn vốn FDI sau đại dịch là cơ hội vàng để phát triển kinh tế, không biết nắm bắt chính là kẻ không thức thời.

Dù cho Việt Tân có nói dông dài, có đính kèm bao nhiêu số liệu phức tạp đi chăng nữa thì những lập luận của chúng cũng không thể nào bẻ cong được sự đứng đắn của Chính phủ. Chính phủ đã và đang đưa đất nước vượt qua đại dịch và phục hồi kinh tế, những thành quả chúng ta được hưởng hôm nay là bằng chứng sống động nhất cho điều đó.

LS Lê

Đọc nhiều