Lời kêu gọi lố bịch đòi trả tự do cho Nguyễn Bắc Truyển
Gần đây, một số trang RFA Tiếng Việt, Chân trời mới Media, VOA Tiếng Việt đã đăng một số nội dung đưa tin “3 vị dân biểu Mỹ viết thư gửi Ngoại trưởng Mike Pompeo, yêu cầu người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển và một số tù nhân lương tâm khác”.
Không phải tới bây giờ, mà nhiều năm qua, các đối tượng chống phá và trang tin phản động đã bấu víu vào vấn đề về dân tộc, tôn giáo, nhân quyền… để chống phá chính quyền. Đặc biệt trong vấn đề nhân quyền, chúng tự nhào nặn ra cụm từ “tù nhân lương tâm” để gọi tên các đối tượng hoạt động, chống phá Nhà nước. Nhưng với Việt Nam, chúng ta không bao giờ có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà chỉ có là những người vi phạm pháp luật.
Nguyễn Bắc Truyển, kẻ bị kết án 11 năm tù vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo quy định tại Khoản 1, Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999 vào đầu tháng 4/2018 tại Hà Nội. Qua quá trình điều tra, truy tố và xét xử khách quan, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam đã làm rõ, Nguyễn Bắc Truyển cùng Nguyễn Văn Đài và các thành viên khác trong tổ chức phản động “Hội Anh em dân chủ” (Hội AEDC) đã lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự” để liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước ngoài, tuyên truyền chống Nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”. Lợi dụng sự cố môi trường biển ở các tỉnh miền Trung tháng 4/2016, Nguyễn Bắc Truyển và Hội AEDC đã ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, lôi kéo nhân dân tham gia biểu tình dưới cái gọi là “công lý”, “tự do”, “dân chủ”, “tuần hành biểu tình vì môi trường”. Cũng chính tổ chức của ông ta đã gửi thư đến Quốc hội Châu Âu, đề nghị EU hoãn việc bỏ phiếu thông qua Hiệp định tự thương mại với Việt Nam (EVFTA) với lý do xuyên tạc tình hình nhân quyền đang xuống dốc tại Việt Nam.
Hành vi của Nguyễn Bắc Truyển và tổ chức của ông ta không phải vì nhân quyền mà thực chất đó là hoạt động đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, chống phá chính quyền, gây rối loạn tình hình chính trị-xã hội trong nước. Điều hiển nhiên, với hành vi chống chính quyền, chống nhân dân như vậy thì không một luật pháp quốc gia nào dung túng. Do đó, những phát biểu, lên tiếng chỉ trích hay đưa ra các yêu cầu đòi “thả tự do” cho Nguyễn Bắc Truyển của ba vị dân biểu Mỹ bao gồm bà Zoe Lofgren và hai ông Harley Rouda, Alan Lowenthal chỉ là những chiêu trò lạc điệu, vô căn cứ mà thôi. Việc công khai thúc ép, đòi trả tự do cho Nguyễn Bắc Truyển và các đối tượng vi pháp luật là hành động trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế. Nhân đây cũng xin góp ý với ba vị dân biểu rằng, nếu các vị ý muốn đảm bảo nhân quyền thật tốt thì các vị hãy đấu tranh cho những người da màu trên chính đất nước mình. Còn chuyện của Việt Nam, hãy để chúng tôi tự giải giải quyết chứ không cần các vị “chọc gậy bánh xe” thêm.
Và nói trắng ra, các trang RFA Tiếng Việt, Chân trời mới Media, VOA Tiếng Việt đăng thông tin về nội dung thư kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Bắc Truyển của ba vị dân biểu Mỹ vào thời điểm này là có ý đồ đã tính toán cả. Bởi ngày 6/10 vừa qua, Việt Nam và Mỹ đã diễn ra sự kiện Đối thoại nhân quyền. Đây là diễn đàn quan trọng để Việt Nam thể hiện tiếng nói, quan điểm chính thức về vấn đề nhân quyền. Đồng thời, đấu tranh lại những quan điểm, luận điệu sai trái, vu khống. Là nơi để Việt Nam và Mỹ hiểu hơn vấn đề nhân quyền của hai nước, góp phần “đả thông tư tưởng”, tháo gỡ “khúc mắc” trong mối quan hệ hai nước. Thế nên, không khó để nhận ra ý đồ phá hỏng ý nghĩa tốt đẹp của Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thông qua các bài đăng xuyên tạc, sặc mùi công kích của các trang mạng phản động. Và thật nguy hiểm khi các tổ chức thù địch, các trang mạng chống phá đã “thông đồng” cùng ba vị dân biểu kia hòng phá hoại mối quan hệ Việt – Mỹ.
Sự cố gắng và thành quả của Việt Nam trong việc đảm bảo và thực thi quyền con người đã được nhiều tổ chức quốc tế, chính giới các nước ghi nhận, đánh giá cao, là cơ sở quan trọng để Việt Nam được tín nhiệm, giao phó các cương vị quan trọng trên trường quốc tế, như thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên ASEAN và nhiều tổ chức quan trọng khác. Chính vì vậy, mưu đồ chống phá bằng trò bấu víu vào cái bóng dân chủ, nhân quyền của trang mạng nói trên và những kẻ chống phá phía sau càng lúc càng phơi bày sự trơ trẽn, lố bịch.
Đặng Trường