Lợi dụng tình hình tôn giáo ở Việt Nam để chống phá nhà nước
Lợi dụng tôn giáo để chống phá chính quyền, xâm hại an ninh quốc gia của Việt Nam được các thế lực thù địch, phản động thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Và một trong những phương thức được các đối tượng thù địch, chống đối sử dụng là đưa ra các báo cáo, phúc trình có nội dung sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Mới đây, trong ba ngày 16, 17 và 18 tháng 7 tại thủ đô Washington, DC. Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu như hai nhà “hoạt động tôn giáo” không xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo Việt Nam.
A Ga và Dương Xuân Lương đã xuyên tạc thế nào?
A Ga là một tín đồ đạo Tin Lành Tây Nguyên, còn Lương Xuân Dương một tín đồ Cao Đài Chơn Truyền miền Tây Nam Bộ. Trong những ngày có mặt tại Hoa Kỳ, khi tiếp xúc với Tổng thống Hoa Kỳ cũng như trao đổi với đài RFA, hai người này đã cố tình nói sai sự thật về tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Mục sư A Ga đã nói thế này: “Tôi có nguyện vọng là trong tương lai gần chính quyền Việt Nam không nên dối trá, phải có chính sách thay đổi để cho người dân, đặc biêt đồng bào ở Tây Nguyên, có quyền tự do tôn giáo. Khi có tự do tôn giáo rồi thì họ không bao giờ phải chạy trốn qua Thài Lan mà họ rất đau khổ. Hy vọng chính phủ Việt Nam không thể che dấu được nữa”.
Còn đạo hữu Lương Xuân Dương thì trắng trợn hơn: “Tôi đã nói với Tổng thống rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo. Tôi muốn Tổng thống giúp cho Việt Nam có tự do tôn giáo và rằng Việt Nam cần được đưa trở lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo CPC”.
Chưa dừng lại ở đó, khi trao đổi với đài RFA biết, ông Lương Xuân Dương còn nói ông đến tham dự Ngày vận động cho Việt Nam với ba mục tiêu: Thứ nhất là vận động các dân biểu và nghị sĩ của Quốc hội Hoa Kỳ làm việc với chính quyền Việt Nam về những vi phạm của chính quyền Việt Nam đối với quyền tự do tôn giáo đạo Cao Đài cũng như các tôn giáo khác như Phật Giáo, Hòa Hảo, Công Giáo, Tin Lành…; Thứ hai là từ chính sách độc tài, nhà cầm quyền Việt Nam bóp nghẹt tiếng nói những người yêu nước, yêu nhân quyền, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, bắt giam họ một cách tùy tiện. Vị này bày tỏ mong muốn nói lên sự thật để các vị thuộc lập pháp, hành pháp Hoa Kỳ tác động lên chính quyền Việt Nam, buộc họ phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm; Thứ ba là chế tài những viên chức Việt Nam có liên quan đến tình trạng vi phạm nhân quyền trong nước.
Thẳng thắn mà nói, tôn giáo là một mũi nhọn trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thể lực thù địch. Và trong hàng hàng ngũ chức sắc tôn giáo ở Việt Nam, bên cạnh đa số đồng hành cùng sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước thì có những cá nhân “nuôi” cái nhìn sai lệch về chế độ, thậm chí mang trong mình tư tưởng thù địch, chống đối với chính quyền.
Thực tế tự do tôn giáo ở Việt Nam có khiến các ông phải ngượng mồm
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Sự tồn tại và hoạt động của các tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh của đất nước. Con số 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó trên 24,3 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau, chiếm 27% dân số; gần 53 ngàn chức sắc, 134 ngàn chức việc, 28 ngàn cơ sở thờ tự dã ít nhiều nói lên điều đó.
Và để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được thực thi, Đảng, Nhà nước Việt Nam trước giờ nhất quán về nguyên tắc: Hoạt động của các tổ chức tôn giáo phải tuân theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm hình thành nên tư tưởng tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Năm 1927, trong tác phẩm Đường Cách mệnh, ở bài viết “Cách tổ chức Công hội”, Người đã chỉ rõ: “Ai là thợ thuyền thì được vào hội, dù tin Phật, tin đạo, tin cộng sản, tin vô chính phủ, tin gì cũng mặc, miễn là theo đúng quy tắc hội là được”.
Khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí minh nêu 6 nhiệm vụ cấp bách; trong đó, Người đề nghị Chính phủ tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do và Lương – Giáo đoàn kết”.
Hiến pháp đầu tiên (thông qua ngày 2/3/1946) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ghi rõ: Mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng; Sắc lệnh số 234/SL ngày 14/6/1955 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, Điều 1 đã ghi: Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng, quyền theo hoặc không theo bất cứ tôn giáo nào, quyền “tự do giảng đạo tại cơ quan Công giáo”. Điều 5 của Sắc lệnh này còn thừa nhận các tổ chức tôn giáo có quyền mở trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.
Trong thư gửi đồng bào Công giáo nhân dịp Noel năm 1953, Người viết: “Phúc âm dạy chúng ta rằng: Chúa Cơ đốc sinh ra làm gương mọi giống phúc đức như: hy sinh vì nước vì dân, làm gương lao động, công bằng ruộng đất, tin thờ Chúa bằng tinh thần. Chúng ta kháng chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải cách ruộng đất làm cho người cày có ruộng, tín ngưỡng tự do. Như thế là những việc Chính phủ và nhân dân ta làm, đều hợp với tinh thần Phúc âm. Cho nên tôi chúc đồng bào Công giáo làm trọn chính sách của Chính phủ cũng là làm trọn tinh thần của Chúa Cơ đốc”.
Hay trong thư gửi Hội Phật tử Việt Nam, Người cũng viết: “Từ ngày nước ta trở nên Dân Chủ Cộng hoà, Hiến pháp ta tôn trọng tự do tín ngưỡng, thì Phật giáo cũng phát triển một cách thuận tiện. Thế là: Nước có độc lập, thì đạo Phật mới dễ mở mang… Đức Phật là đại từ bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn Người phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma. Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải, xương máu, kháng chiến đến cùng,… để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ”.
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo và công tác tôn giáo, như Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị (khóa VI); đặc biệt sau khi có Nghị quyết 25/NQ-TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “công tác tôn giáo”, các tỉnh, thành phố đều xây dựng chương trình hành động; nhiều tỉnh, thành phố có Nghị quyết chuyên đề về công tác tôn giáo, thành lập Ban chỉ đạo công tác tôn giáo để chỉ đạo thống nhất trong hệ thống chính trị thực hiện công tác tôn giáo.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chính phủ có Nghị định số 22/NĐ-CP ngày 01/3/2005 Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; rồi Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành,…
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…”.
Đặc biệt, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo vừa được Quốc hội khóa XIV thông qua năm 2016 đã khẳng định: “…Nghiêm cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo”.
Như vậy, nhìn lại các giai đoạn, thời kỳ phát triển của đất nước, có thể thấy các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều là hướng tới mục tiêu nhất quán là tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào có đạo. Qua đó, tạo sự đoàn kết đồng bào tôn giáo vào trong khối đại đoàn kết dân tộc, vì sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc.
Theo đó, đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo, hay không theo tín ngưỡng, tôn giáo nào, đều đồng lòng phấn đấu vì mục tiêu độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc không kẻ thù nào có thể xuyên phá.
Thế mới nói, chuyện những chức sắc kia nói riêng và thế lực thù địch nói chung luôn miệng nói Việt Nam không có tự do tôn giáo mà không biết ngượng mồm nhỉ!
(Theo Bút Danh)