Lộ hình ảnh hiện trường tầng 8 và lời khai nhân chứng, khi ông Lê Hải An ngã xuống tử vong
Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân tử vong của ông Lê Hải An, Thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo.
>> Sự thật về quyết định của cố Thứ trưởng Lê Hải An kỷ luật 13 công chức tại Bộ giáo dục bị hủy bỏ
>> Tiếng súng của bọn kền kền mạng trước cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An
Theo thông tin ban đầu, khoảng 7h30 sáng 17/10, Công an quận Hai Bà Trưng nhận được thông tin về việc Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An được phát hiện đã tử vong tại trụ sở Bộ (đường Đại Cồ Việt, phường Bách Khoa).
Ông An được cho là rơi từ trên cao xuống đất, tử vong tại chỗ. Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục & Đào tạo sau đó phát đi thông báo, ông Lê Hải An từ trần do tai nạn lúc 7h10 ngày 17/10.
Sáng 18/10, trao đổi với PV, lãnh đạo Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, sau khi nhận được tin báo, đơn vị này đã cử cán bộ tới trụ sở Bộ GD-ĐT để phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn của Thứ trưởng Lê Hải An. Hiện, cơ quan chức năng vẫn tiếp tục điều tra làm rõ về nguyên nhân cái tử vong của ông An.
Đồng nghĩa với việc, cơ quan công an chưa công bố nguyên nhân dẫn đến việc Thứ trưởng Lê Hải An tử vong do vẫn đang điều tra làm rõ. Vậy cơ sở nào để những người ngoài cuộc cứ xuyên tạc, phân tích mổ xẻ nguyên nhân vụ việc với nhiều thông tin suy diễn không có căn cứ, tạo nên luồng dư luận xấu liên quan vụ việc trên.
Vì sao ngã?
Theo TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho rằng, đây chỉ là một vụ tai nạn không may đến với ông An chứ không có yếu tố nào khác đằng sau.
Theo lịch làm việc của Bộ GD-ĐT, sáng 17/10, Thứ trưởng Lê Hải An cùng Bộ trưởng Bộ Phùng Xuân Nhạ sẽ làm việc với UBND tỉnh Sơn La tại trụ sở Bộ ở số 35 đường Đại Cồ Việt, Hà Nội. TS Lê Viết Khuyến cũng được mời tham dự cuộc họp này với tư cách là một chuyên gia.
“Vì là thành viên tham dự cuộc họp nên sáng 17/10, tôi có đến trụ sở Bộ GD&ĐT và chứng kiến vụ việc ông An bị tai nạn… sáng nay ông An đến cơ quan rất sớm, ăn sáng tại căng tin trên tầng 8 của cơ quan. Tại khu vực tầng 8 này có một lối đi thông sang bên phía phòng họp. Tuy nhiên, ở giữa lối đi lại có một thanh gỗ chắn ngang. Có thể, ông An vừa đi vừa suy nghĩ không để ý nên vấp phải thanh gỗ này, ngã xuống đất tử vong” – TS Lê Viết Khuyến cho biết.
Cũng theo TS Lê Viết Khuyến, lối đi thông từ căng tin sang phòng họp tại trụ sở Bộ GD&ĐT có lan can nhưng độ cao chỉ khoảng chừng 70cm, trong đó ông An có chiều cao từ 1m7 – 1m8, nên có thể khi vấp ngã đã ngã ra phía ngoài và rơi xuống dưới.
Hãy để người thầy ưu tú Lê Hải An ra đi thanh thản
Dù ngay khi xảy ra sự việc, Bộ GD&ĐT đã phát đi thông tin báo chí cho biết, Thứ trưởng Lê Hải An qua đời do tai nạn vào sáng 17/10. Nhưng sau đó, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều thông tin đồn đoán về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An, trong đó đưa ra nhiều nhận định, suy đoán không có căn cứ, khiến thông tin về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Thứ trưởng An bị tam sao thất bản, nhiều người tiếp nhận những thông tin không kiểm chứng trên đã có những cách hiểu không đúng về sự việc.
Ông ra đi qua sớm so với cái tuổi 49, cái tuổi được cho là nắm được xu thế thời cuộc và có thể cống hiến rất nhiều. Sự ra đi đột ngột ấy đã để lại vô vàn khoảng trống, sự bàng hoàng, nỗi niềm xót xa, đau lòng cho người thân, đồng nghiệp và các sinh viên của ông. Khi họ vẫn chưa kịp hoàn hồn khi nhận hung tin, khi họ vẫn đang gào khóc, ngã quỵ bên thi thể của người con, người cha, người chồng của mình, khi vết thương chưa kịp lên da non lại tiếp tục bị cào cấu thì còn gì là “nghĩa tử là nghĩa tận”. Vậy mà những kẻ cơ hội chính trị chuyên ăn hôi sự kiện nóng cứ xuyên tạc, cười cợt vào nỗi đau của gia đình, đồng nghiệp và những người yêu quý Thứ trưởng Lê Hải An.
Bao giờ cũng vậy, bất cứ một sự ra đi đột ngột của vị lãnh đạo cấp cao nào cũng là cái cớ để xuất hiện những lời đồn thổi, xuyên tạc, thậm chí là những thuyết âm mưu ghê gớm về thanh trừng phe phái. Đây là hành động của đám kền kền ăn xác thối, vô nhân đạo, trục lợi trên nỗi đau thương mất mát vô hạn của người khác. Và mỗi người trong chúng ta cũng cần bình tâm tỉnh táo trước những hành đạo vô nhân tính này. Nếu không thể thương tiếc thì chí ít hãy dành sự tử tế giữa người và người cho nhau.
Tieu Diem (Theo Kiến Thức, Dân Việt, Đặng Trường, Thu An)