419
category
403558

Giới “dân chủ” nổi đồng khi Linh mục Đặng Hữu Nam bị cho nghỉ mục vụ

Bảo Anh 24/06/2020 08:11

Thời gian gần đây, thông tin Đặng Hữu Nam bị cho nghỉ mục vụ đang nhận được sự chú ý của cộng đồng. Nếu như những người yêu nước đang vui vẻ, thỏa mãn khi một kẻ lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước bị lột mất “tấm áo choàng” bao che cho các hoạt động chống đối, thì những kẻ trong giới “dân chủ” lại đang nổi đồng, ngáo đá, đứng ngồi không yên khi mất cánh tay nối dài – Đặng Hữu Nam trong hoạt động chống đối.

Gần đây, khi thông tin Đặng Hữu Nam bị cho nghỉ mục vụ, dù chưa rõ nguyên nhân là gì nhưng đó cũng là niềm vui lớn của những con người Việt Nam chân chính. Vì ít nhất, Đặng Hữu Nam sẽ không thể tiếp tục lộng hành chống phá như xưa.

Những “con giời” lại nổi đồng, ngáo đá?

Sau khi thông tin Đặng Hữu Nam bị cho thôi mục vụ được lan truyền, nhóm “dân chủ cuội” nổi đồng, nhảy dựng lên hò hét, chống phá, xuyên tạc, chửi bới. Và như thường lệ, các đối tượng này vu vạ mọi thứ là vì… lỗi của cộng sản.

Cùng với những đối tượng “dân chủ” nửa mùa trong nước như Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Đoan Trang v.v…, một số báo, đài nước ngoài có cái nhìn lệch lạc về Việt Nam như BBC, RFA, RFI cũng gia tăng các bài viết có nội dung lệch lạc, thiếu khách quan, trung thực về vụ việc. Theo lời các đối tượng rêu rao, Đặng Hữu Nam bị cho thôi mục vụ là vì nói chuyện chính trị. Ngay sau đó, các đối tượng xuyên tạc, hướng lái thông tin theo hướng vu khống chính quyền xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo.

Vạch trần bộ mặt chống phá sau tấm áo thầy tu

Cần phải nhấn mạnh, dù bạn có theo tôn giáo nào, thuộc dân tộc nào, một khi đã sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tôn trọng và tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật với những quy định riêng để bảo vệ các quan hệ xã hội và duy trì trật tự, ổn định trong xã hội. Không một quốc gia nào đồng ý để tình trạng “vô pháp vô thiên” diễn ra.

Tại Việt Nam, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quán triệt quan điểm tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người dân. Người Việt Nam có thể theo hoặc không theo tôn giáo, có quyền thực hiện đức tin của mình nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm các nghĩa vụ đối với đất nước, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật đã được đưa ra.

Tuy nhiên, không khó để nhận thấy một số đối tượng đang cố tình lợi dụng tự do tôn giáo để tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Núp dưới tấm áo tôn giáo, thần quyền; lợi dụng đức tin của người dân, nhiều đối tượng dưới danh tôn giáo đã chống phá quyết liệt, bằng nhiều hình thức khác nhau như rao giảng các thông tin lệch lạc trong các buổi sinh hoạt tôn giáo; kích động người dân chống đối chính quyền; cổ xúy luận điệu giáo điều cao hơn pháp luật …

Đấu tranh triệt để với các đối tượng núp danh tôn giáo chống phá đất nước

Thực tế, vấn đề về tôn giáo vẫn luôn là một vấn đề nhạy cảm. Đối với Việt Nam, tôn giáo vẫn luôn là một mũi nhọn được các đối tượng thù địch, chống đối tận dụng triệt để để chống phá, gây phương hại cho Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy nên hằng năm, chúng ta thấy không ít bảng xếp hạng về tự do tôn giáo được đưa ra, trong đó hầu hết đều xếp Việt Nam vào nhóm thiếu tự do tôn giáo hòng làm giảm uy tín, hình ảnh của Việt Nam.

Việc đấu tranh với các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị núp dưới danh nghĩa tôn giáo được Đảng, Nhà nước ta tiến hành một cách vô cùng cẩn trọng. Chúng ta không để các đối tượng lợi dụng tôn giáo để chống phá nhưng cũng không nóng vội, chủ quan khi xử lý các đối tượng. Việc các đối tượng bị xử lý là đúng người, đúng tội và đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không ít kẻ vẫn cố tình xuyên tạc, chống phá, vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam đang có hành động đàn áp tôn giáo. Đây là luận điệu thâm độc và nguy hiểm; nó vừa tẩy trắng cho các đối tượng phạm pháp, vừa bôi lem, làm bẩn uy tín, hình ảnh của chính quyền. Chính vì vậy, chúng ta phải sáng suốt, kiên quyết đấu tranh với các âm mưu, hoạt động chống phá, xuyên tạc, không để các đối tượng phản động, cơ hội dắt mũi, hướng lái.

Tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng là quyền của mỗi người. Tuy nhiên, không thể có thứ tự do thái quá, vượt lên chủ quyền, vượt lên lợi ích của quốc gia, dân tộc. Mọi hành động đòi tự do một cách ích kỷ, hẹp hòi là không thể chấp nhận.

Bảo Anh

*Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả

Tags :
Đọc nhiều