Lao động xứ người: Mịt mù tìm đường về quê hương
Công dân Việt Nam lợi dụng hình thức du lịch để tìm cách cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài luôn xảy ra những năm gần đây dù cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp giảm thiểu và ngăn chặn. Những hệ lụy, rủi ro không chỉ cho đất nước mà cho chính bản thân vẫn chưa đủ sức cảnh tỉnh người lao động. Điều gì khiến họ bất chấp tất cả lao vào cuộc mưu sinh trái phép ở xứ người?
Ngày 16/10 có 217 người Việt Nam tại Hàn Quốc thông qua sân bay Yangyang bằng chính sách miễn thị thực, tham quan tour Gangwon – Seoul trong 5 ngày, tuy nhiên trong số này có tới 120 người mất tích. Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết công dân mất liên lạc sau khi nhập cảnh Hàn Quốc với mục đích du lịch hiện đang được hỗ trợ tìm kiếm, đã sẵn sàng các biện pháp bảo hộ công dân.
Rõ ràng, người lao động trái phép bằng con đường du lịch những năm gần đây trở nên khá phổ biến. Ngày 23/12/2018 có 148 công dân Việt Nam đã đến Đài Loan qua các tour du lịch theo nhóm và biến mất. Sau đó có 3 người trong vụ này đã bị tuyên phạt từ 3 tháng đến 3 năm tù. Toà án Cao Hùng tuyên bố 3 người này đã có hành vi che giấu và tìm việc làm bất hợp pháp cho du khách Việt Nam tại Đài Loan ngay sau khi nhập cảnh vào nước này. Tại Hàn Quốc vào ngày 8/8/2022, theo Sở di trú Jeju trong số 280 người Thái nhập cảnh theo tour du lịch, 55 người đã biến mất và cơ quan xuất nhập cảnh Hàn Quốc đang nỗ lực truy vết những người này. Và sự việc 100 người Việt mất tích sau chuyến bay đến Gangwon – Seoul có lẽ như không khác mấy trong thực trạng chung của hiện tượng này.
Những người tìm cách lưu trú và lao động trái phép tại nước ngoài khó tìm được sự tương trợ thảo đáng nếu gặp sự trái ngang. Một phần trong số họ, có lẽ đã thấu rõ điều này nhưng bất chấp tất cả. Một phần còn lại do thiếu hiểu biết đã tự biến mình thành con mồi trước thủ đoạn gian xảo của kẻ bất lương. Người Việt Nam lao động trái phép tại nước ngoài dù bất kỳ động cơ hay hình thức nào cũng đều đáng bị lên án. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến an ninh đất nước mà trực tiếp gánh chịu hệ lụy rủi ro chính là bản thân người lao động. Một khi đã dấn thân và đánh đổi tất cả như thế, con đường trở về trở nên gian khó vô cùng. Những sự việc về người lao động tử nạn tại Container đông lạnh tại nước Anh hay người Việt trốn khỏi Casino Campuchia với thảm họa xót xa vẫn chưa đủ sức cảnh tỉnh những cá nhân chuẩn bị bước vào con đường nhiều bất trắc ấy.
Theo số liệu của Bộ Lao động – Thương Binh xã hội, tính đến thời điểm này, hiện có gần 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp thông qua nhiều hình thức. Và chỉ duy nhất bằng con đường hợp pháp chúng ta mới thật sự được sự bảo vệ trọn vẹn nhất để yên tâm lao động kiến tạo hạnh phúc bản thân và góp phần xây dựng quê hương ngày trở về!
Điều quan trọng không những được bảo hộ mà việc lựa chọn con đường chính ngạch sẽ giúp uy tín về xuất khẩu lao động và danh tiếng của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Một vài hành động ích kỉ và thiếu cân nhắc của cá nhân sẽ tước đi cơ hội của rất nhiều người. Trong khi thực tế sự việc đã tồn tại quá lâu và vẫn không có hồi kết.
Hạnh Phúc