‘Cặp mắt đỏ’ – hệ thống đèn nhiễu OTShU-7-1M của xe tăng T-90 Việt Nam là hệ thống đời mới, cải tiến và có nhiều điểm ưu việt hơn so với đèn OTShU-7-1 truyền thống về mặt trọng lượng, bộ lọc và công nghệ điều chế tín hiệu.
Xe tăng T-90 S/SK là những xe tăng mới nhất vừa gia nhập biên chế binh chủng tăng – thiết giáp của quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: Vietnamnet Hợp đồng mua 64 xe tăng loại này được Việt Nam ký kết với nhà máy Uralvagonzavod của liên bang Nga vào năm 2017 và phía bạn đã chuyển giao đủ số xe tăng này cho ta. Vừa qua trong phóng sự về quá trình huấn luyện làm chủ xe tăng hiện đại của lữ đoàn xe tăng 201 do kênh truyền hình Quốc Phòng Việt Nam thực hiện đã có sự xuất hiện của 2 xe tăng T-90 S và T-90SK. Điều đặc biệt ở chỗ cả 2 xe đang huấn luyện trong trạng thái mở đèn nhiễu OTShU. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam chính thức đưa hình ảnh về xe tăng T-90 sử dụng hệ thống đèn nhiễu này. Được biết xe tăng T-90 Việt Nam được trang bị cặp đèn nhiễu OTShU-7-1M thuộc hệ phóng phòng vệ Shtora-1.Đây là cặp đèn nhiễu dùng để chế áp các loại tên lửa chống tăng thế hệ 1 và 2 khi nó phát ra các loại sóng đối kháng trên dải tần rộng, đè lên tín hiệu điều khiển tên lửa ở phía đuôi… … Từ đó khiến quả tên lửa mất phương hướng và bay thẳng lên trời hoặc chệch mục tiêu, bảo vệ an toàn cho xe tăng. Cặp đèn nhiễu OTShU-7-1 cũng chính là thứ tạo nên thương hiệu riêng biệt cho xe tăng T-90 A/S vốn được mệnh danh là “cua mắt đỏ”. Hệ thống đèn nhiễu OTShU-7-1M của xe tăng T-90 Việt Nam là hệ thống đèn nhiễu đời mới, cải tiến và có nhiều điểm ưu việt hơn. So với đèn truyền thống, OTShU-7-1M có trọng lượng nhẹ hơn, tích hợp bộ điều chế tín hiệu và bộ lọc sẵn luôn vào đèn, giúp nó gọn gàng hơn, giảm thời gian khởi động đèn nhiễu cũng như tăng giải nguồn hoạt động của đèn lên. Ngoài ra đèn còn có dùng như đèn phát hồng ngoại để hỗ trợ quan sát dưới kính nhìn đêm. Về mặt lý thuyết, hệ thống OTShU-7-1 sẽ cung cấp hiệu quả chống tên lửa chống tăng rất tốt, tuy nhiên trên thực tế hiện nay, các phiên bản xe tăng đời mới của T-90 cụ thể là T-90M hay thậm chí là phiên bản T-90 được Nga bán cho Ấn Độ trong quá khứ đã bỏ đi hệ thống đèn nhiễu này. Điều này được lý giải là do Shtora-1 hay đèn nhiễu OTShU-1-7 hoàn toàn vô dụng trước những loại tên lửa chống tăng thế hệ mới của Mỹ như Javelin – những loại tên lửa sử dụng cơ chế “bắn và quên”. Thục Quyên/KT