“Làm dâu trăm họ” trên mạng xã hội
Cảnh sát giao thông (CSGT) một trong những nghề khó khăn, gian khổ, một trong những nghề luôn luôn phải đối mặt với những hiểm nguy kể cả là tính mạng. Tuy nhiên, trong môi trường cộng đồng mạng xã hội thì không phải khi nào công việc này cũng được nhìn nhận rõ ràng.
Mới đây, một Clip đăng tải lên mạng xã hội đã ghi lại một chiến sỹ CSGT bị thanh niên chạy xe quá tốc độ tông trực diện, văng lên không trung lan truyền trên mạng đã gây ra tranh cãi gay gắt trên cộng đồng mạng.
Cụ thể, vụ va chạm xảy ra vào 11h10 ngày 9/7, khi đang làm nhiệm vụ trên tỉnh lộ 354 qua địa bàn thôn Tân Nam, xã Mỹ Đức, (An Lão, Hải Phòng) thì tổ công tác CSGT Công an huyện An Lão phát hiện một nam tài xế mặc áo phông đen không đội mũ bảo hiểm, chạy xe máy quá tốc độ cho phép (61/50km/h).
Thượng úy Quý ra lệnh cho xe dừng lại nhưng thanh niên này không giảm tốc độ mà tông trực diện khiến chiến sĩ CSGT bị văng lên cao, rơi xuống bất tỉnh. Thanh niên đâm trực diện vào anh Quý được xác định là Đỗ Văn Thắng (16 tuổi, trú tại xã Thái Sơn, huyện An Lão).
Ngay sau đó anh Quý được đưa vào bệnh viện cấp cứu, đến chiều cùng ngày, anh Quý mới tỉnh lại, không phải thở máy và đã nhận thức được. Anh Quý bị gãy tay và bị thương ở bả vai.
Video được đăng tải trên mạng xã hội tất cả mọi người đều lên án hành vi của thanh niên chạy xe không mũ bảo hiểm, quá tốc độ đã đâm vào người thi hành công vụ. Đó là một hành vi quá dã man, không thể chấp nhận. Tuy nhiên, ở một số tài khoản cá nhân, vẫn có những lời chỉ trích mang tính tiêu cực, nhằm vu khống thông tin và bôi nhọ hình ảnh CGST.
Khi mà chiến sĩ CSGT bị thương khi đang làm nhiệm vụ, vẫn đang trong cơn nguy kịch, sau cú tông lộn nhào và hất văng lên không trung. Thì ở trên mạng xã hội, người ta lại cố tình dồn chiến sỹ CGST này vào tình trạng “nguy kịch” hơn, khi có những bài viết chia sẻ mang tính bộ nhọ, miệt thị, xúc phạm và đổ lỗi cho CSGT.
Họ đã để lại những lời bình luận với sự xúc phạm chiến sĩ CSGT như: “ngu thì chết”, “liều mạng”, “cần lên án CSGT”,… Có những kẻ rã tâm độc ác thì luôn mang tới những bình luận ác ý, những lời dễu cợt, gièm pha mặc cho họ không là người có mặt tại hiện trường lúc đó.
Đúng là CSGT khi đó có quyền không phải bất chấp tính mạng để ngăn chặn hành vi vi phạm giao thông. Nhưng thử hỏi, nếu chiến sỹ CSGT không ngăn chặn kịp thời, thì liệu sau đó ai có dám đảm bảo sẽ không có một vụ tai nạn nào xảy ra do chính cậu thiếu niên đó gây ra?
Nếu đó không phải là CSGT thì sau đó vụ tai nạn mà nạn nhân của sự ngông cuồng, hiếu động mà một đứa trẻ mới chỉ đầy 16 tuổi phóng nhanh thì sẽ là ai? Đó có thể là một bà cụ, một em nhỏ, một người đi bộ,… hay bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân của hành vi vi phạm pháp luật này.
Rồi sau đó, cũng không ai chỉ đảm bảo rằng tai nạn giao thông xảy ra với một người dân bình thường, thì những chiến sỹ CSGT làm nhiệm vụ trên tuyến đường đó có thể tránh được sự miệt thị của cộng đồng mạng. Mà những cộng đồng mạng sẽ tiếp tục đổ lỗi cho các CSGT không ngăn chặn kịp thời, chỉ biết “chặn tiền” của người vi phạm giao thông.
Trong điều kiện xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội chính là một nhu cầu chính đáng. Mạng xã hội hiện đang là một trong những kênh thông tin truyền tải những vấn đề nóng bỏng, với nhiều tranh cãi cả về mặt tích cực cũng như hệ lụy của nó.
Hiện nay, mạng xã hội chính là một trong những hệ lụy của mạng xã hội gây ra đối với đời sống xã hội, điều này gây ra những mức báo động về thông tin. Nhiều bạn trẻ khi tham gia mạng xã hội vẫn coi các trang cá nhân như “nhà của mình” để có thể bày tỏ mọi quan điểm, mọi tư tưởng mà không suy nghĩ về hậu quả.
Chính mạng xã hội cũng tạo nên những mặt trái và gây ra sự nhức nhối, trong xã hội, mới đây hồi tháng 3/2019, Mark Zuckerberg, nhà sáng lập và là CEO của mạng xã hội Facebook cũng đã lên tiếng rằng “cần đưa ra những điều luật mới để cải thiện các vấn đề trên mạng internet, giúp bảo vệ những điều tốt đẹp nhất của nó”.
Chính những lỗ hổng trên mạng xã hội nhằm kích bác, kích động,… tạo ra những thứ “tâm lý bầy đàn” ở các diễn đàn này, diễn đàn nọ. Song chỉ cần qua một vài sự kiện, thì ai đã núp bóng, lôi kéo người dân tham gia thì đều biết rõ.
CSGT là một trong những nghề nguy hiểm, chỉ vì một số cá nhân có hành vi nhận hối lộ mà đã dẫn tới tình trạng tâm lý của các cá nhân đã lôi kéo cộng đồng mạng hiểu sai về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của CSGT.
Những hình ảnh đẹp về CSGT trong các đợt đưa nạn nhân đi cấp cứu, hỗ trợ người dân chống bão, dập cháy rừng,… và những nhiệm vụ, trách nhiệm của họ trong điều tiết giao thông, phân làn, hỗ trợ người dân lái xe an toàn tại sao không được nhân rộng, chia sẻ trên mạng xã hội.
Mạng xã hội hiện nay, hay cụ thể là người dùng mạng xã hội đang quá “ưu ái” đối với những hành vi tiêu cực của CSGT, mải mê chỉ trích mà đánh mất những giá trị tích cực vốn có.
(Theo Bút Danh)