Kỳ vọng tích cực từ các tổ chức thế giới về kinh tế Việt Nam

Tuệ Ngô 23/06/2023 13:39

Các tổ chức quốc tế tin tưởng Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm nay, như đã đặt ra bởi Chính phủ.

Việt Nam được dự báo có mức tăng trưởng GDP cao hơn so với khu vực ASEAN (khoảng 5%) và trên toàn cầu (khoảng 3%) trong năm 2023.

Kỳ vọng 6,5% là “rất khả quan”

Mới đây, Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa công bố dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ đạt khoảng 6%, giảm 0,3% so với dự báo ban đầu vào tháng 1. Mặc dù vậy, con số này vẫn dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, mặc dù tình hình chung không mấy khả quan.

Theo WB, thương mại hàng hóa toàn cầu đang ghi nhận tình trạng tăng trưởng rất chậm trong năm 2023. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của một số quốc gia, đặc biệt là Malaysia và Việt Nam, nơi mức tăng trưởng dự báo ở mức trung bình.

Mặc dù GDP quý I chỉ tăng 3,32%, mức tăng trưởng 6,5% trong cả năm vẫn được đánh giá là kịch bản lạc quan nhất và các tổ chức quốc tế uy tín vẫn tin rằng mục tiêu này hoàn toàn khả thi. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Standard Chartered và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng dự báo GDP Việt Nam năm 2023 tăng 6,5%.

Trước đó, ông Daniel Leigh Trưởng bộ phận nghiên cứu, Vụ nghiên cứu Kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đánh giá Việt Nam và phần lớn các nước thuộc châu Á là những điểm sáng của kinh tế thế giới năm nay. Theo ông Daniel Leigh, trong một môi trường mà hầu hết kinh tế thế giới đang chậm lại châu Á, đặc biệt là các thị trường mới nổi đang tăng trưởng khá nhanh.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài – nền tảng quan trọng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều rủi ro và biến động phức tạp, như sự phục hồi chậm của các đối tác thương mại lớn, áp lực lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao và các rủi ro khác như gián đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những thách thức lớn để tồn tại, duy trì sản xuất và kinh doanh, đồng thời chờ đợi cơ hội tích cực hơn từ thị trường. Điều hành kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục gánh chịu nhiều áp lực, thu ngân sách nhà nước trong thời gian tới có thể bị ảnh hưởng mạnh do khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và đầu tư. Tình hình lao động và việc làm cũng đối mặt với nhiều thách thức.

Không chỉ được các “ông lớn” ngành chip Mỹ, Đức ưa thích, Việt Nam đang nổi lên như một thị trường lớn cho các nhà sản xuất bán dẫn Hàn Quốc.

Triển vọng kinh tế “tươi sáng”

Một khảo sát của hãng nghiên cứu McKinsey & Company cho thấy, có đến 70% người trẻ thuộc thế hệ Millennials (sinh từ 1981 đến 1996) tại Việt Nam tỏ ra lạc quan về triển vọng kinh tế của đất nước. Điều này là tỉ lệ cao nhất trong các quốc gia châu Á được khảo sát.

Trong khi đó theo WGSN (Công ty toàn cầu về dự báo xu hướng), Việt Nam sẽ sớm trở thành nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á và là một trong những quốc gia có kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á trong năm 2023.

Việt Nam cũng được xem là điểm đến ưa thích của các công ty đa quốc gia, do ít xảy ra gián đoạn sản xuất trong thời kỳ đại dịch, và số lượng công ty khởi nghiệp tăng gấp đôi từ khi dịch COVID-19 bắt đầu đến giữa năm 2022. Cải tiến hạ tầng logistics cũng góp phần thúc đẩy ngành thương mại điện tử của Việt Nam, với dự đoán giá trị đạt 49 tỷ USD vào năm 2025.

Theo bà Helen Sac, Giám đốc tư vấn khu vực châu Á Thái Bình Dương của WGSN, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tin tưởng vào các nhãn hiệu và sản phẩm nội địa, với 76% số người ưa thích hàng hóa mang thương hiệu và “Made in Vietnam” hơn là hàng nước ngoài.

Tuệ Ngô

Đọc nhiều