“Không thể phủ nhận Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh nhất Châu Á!”
Đó chính là tiêu đề một bài viết phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam được kênh truyền thông điện tử Baidu của Trung Quốc đăng tải mới đây. Trong đó khẳng định lại kết quả và những nỗ lực mà Việt Nam đã cố gắng để đạt được bất chấp tình hình suy thoái đang diễn ra trên toàn cầu.
Bài viết đã dẫn bài phân tích từ Viện Chiến lược Phát triển Kinh tế tỉnh Quảng Đông, phân tích về tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam và các nền kinh tế châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia ASEAN khác, trong đó tập trung phân tích và Phục hồi kinh tế trong năm 2022 và dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2023.
Theo đó Việt Nam đang là nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất châu Á với GDP tăng trưởng 8,02%, xếp sau là Ấn Độ tăng 6,8%, hiện đang là những điểm sáng lớn nhất của kinh tế châu Á và toàn cầu, trong khi các quốc gia còn lại GDP tăng trưởng rất ảm đảm từ 2 đến 3%. Một số quốc gia tăng trưởng tương đối cao nhưng về cơ bản GDP chỉ ra trong quá trình phục vụ hoặc vừa mới phục hồi về quy mô trước dịch bệnh do những năm qua đã suy giảm tương đối lớn.
Bài xã luận đã đi vào phân tích đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với quá trình chuyển giao công nghiệp đang rất mạnh và sự ảnh hưởng của Việt Nam đến khả năng phát triển và chuyển giao công nghiệp của các tỉnh miền Trung và miền Tây Trung Quốc và dẫn hai sự kiện quan trọng là xuất khẩu 2022 của Việt Nam đã vượt qua và bằng 1,3 lần Thẩm Quyến, GDP vượt qua Quảng Tây. Điều này nhận định Việt Nam đang là cường quốc thương mại mới nổi và là điểm sáng kinh tế không thể xem thường.
Cụ thể, Việt Nam, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia châu Á khác đã lần lượt công bố các dữ liệu kinh tế cho năm 2022 với những tình huống khác nhau khi thế giới bước vào thời kỳ hậu dịch, cuộc chơi kinh tế của các nước lớn sẽ mở ra những cải tổ nào cho thế giới.
Đầu tiên nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi trở lại. Theo dữ liệu chính thức đó, ước tính tổng sản lượng kinh tế của Trung đã vượt qua 120 nghìn tỉ vào năm 2022, lập mức cao kỷ lục mới. Tính theo tỷ giá hối đoái hiện tại GDP của nước ta dự kiến sẽ vượt qua 18 nghìn tỷ đô la mỹ tiến gần hơn đến Hoa Kỳ và nới rộng khoảng cách so với Nhật Bản, nền kinh tế lớn tư bản thế giới.
Trong bối cảnh đó, IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm thấy giảm từ 3,2% của năm qua xuống chỉ còn 2,7% vào năm 2023 và ít nhất một phần ba các quốc gia trên thế giới rơi vào suy thoái, đến lúc ấy ở Trung Quốc đang phục hồi dự kiến sẽ trở thành quốc gia đóng góp lớn nhất cho sự ổn định của thế giới.
Thứ hai, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất châu Á. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8,02% trong năm qua và đạt mức cao mới từ năm 1997, nằm trong số các quốc gia tăng trưởng nhảy nhất châu Á.
Việt Nam là một ví dụ điển hình về sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thời hậu dịch. Năm 2021 do tác động của động bùng phát đại dịch lần thứ tư, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 2,88%. Nhưng từ 2022 với sự mở cửa trở lại, Việt Nam đã đạt được sự trợ giúp từ quá trình phục hồi kinh tế thời đại dịch qua sự bùng nổ của ngoại thương, do đó kinh tế đã phục hồi rất mạnh.
Không chỉ tốc độ tăng trưởng đặt báo cao nhất trong 20 năm, đầu tư nước ngoài thực tế và kim loại xuất nhập khẩu ngoại thương của Việt Nam đều đạt mức cao mới. Năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký và Việt Nam giảm 10,5%, nhưng nguồn vốn thực tế đã giải ngân lại tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 24,4 tỷ đô la Mỹ, là mức tăng mới trong 5 năm qua.
Vốn nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu đến từ châu Á với Singapore Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt đứng vị trí thứ nhất, thứ hai và thứ ba, tiếp theo là Trung Quốc đại lục Hồng Kông và Đài Loan, đồng thời với tư cách là một cường quốc ngoại thường mới tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt mức cao mới.
Theo số liệu do Hàn Quốc công bố ngày 4/1, năm 2022, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam sẽ là 60,98 tỷ USD, nhập khẩu từ Việt Nam là 26,72 tỷ USD và xuất siêu với Việt Nam là 34,25 tỷ USD. Tính theo năm, đây là lần đầu tiên Việt Nam trở thành quốc gia xuất siêu lớn nhất của Hàn Quốc.
IMF dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ năm 2022 sẽ đạt 6,8%, thậm chí nước này được kỳ vọng sẽ vượt qua Vương quốc Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Nhiều chuyên gia đã nghĩ rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ được coi là cao ở châu Á, nhưng họ không bao giờ nghĩ rằng Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á.
Do đó không thể đánh giá thấp đà phát triển của Việt Nam vì xét cho cùng, Việt Nam đã nhận được sự chuyển giao công nghiệp rất lớn. Đó không phải là vấn đề của các thành phố ven biển như Quảng Đông, Thẩm Quyến, nhưng lại là vấn đề rất lớn khi Việt Nam đang cạnh tranh quyết liệt với các tỉnh nội địa của Trung Quốc, chẳng hạn như Hà Nam, Tứ Xuyên và các tỉnh đông dân khác, nơi cũng đang rất cần các nhà máy tại các tỉnh ven biển chuyển đến.
Tuệ Ngô