Không thể phủ nhận đời sống tôn giáo tại Việt Nam
Gần đây, các đối tượng xấu, cơ hội chính trị tiếp tục tung ra luận điệu vu khống Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo. Theo luận điệu được các đối tượng đưa ra, năm 2020, công đồng tôn giáo tại Việt Nam đã chịu người áp bức, áp lực. Đây là những luận điệu đầy nực cười và xuyên tạc về tình hình tôn giáo tại Việt Nam.
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Thuật ngữ “Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng Anh) và“religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên. Tôn giáo xuất hiện từ rất lâu, là một sản phẩm của lịch sử và con người mặc nhiên chấp nhận nó. Tại Việt Nam, tôn giáo luôn được tôn trọng và thừa nhận. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. Tuy nhiên, lợi dụng niềm tin tôn giáo, nhiều đối tượng xấu đã tiến hành công kích, công phá Đảng, Nhà nước ta.
Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với sự chung sống của 54 dân tộc anh em. Trong đó, dân tộc kinh chiếm đa số, còn lại là 53 dân tộc thiểu số. Gắn liền với sự đa dạng về dân tộc là sự đa sắc màu về tôn giáo, tín ngưỡng.
Các tôn giáo ở Việt Nam hoạt động một cách vô cùng sôi động. Nhìn lại lịch sử dân tộc có thể thấy nhiều tôn giáo đã đồng hành cùng dân tộc. Đặc biệt, trong các cuộc sáng chiến cứu nước, không ít chức sắc, nhà tu hành đã xung phong vào những tuyến đầu chống địch. Đây là những tấm gương tiêu biểu về việc sống tốt đời, đẹp đạo, vừa hoàn thành nghĩa vụ của một công dân, vừa hoàn thành nghĩa vụ trong tôn giáo.
Tại Việt Nam, giữa các tôn giáo có sự giao thoa, gắn kết, cùng nhau tồn tại và phát triển. Việc “cạnh tranh”, mâu thuẫn, biệt lập giữa các tôn giáo hầu như không diễn ra.
Quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam luôn được bảo đảm. Đến cuối năm 2019, ở Việt Nam có 42 tổ chức thuộc 15 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo; đến năm 2017, 7.102 tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng tổng diện tích 14.850 ha đất; 12 báo, tạp chí liên quan tôn giáo, phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có website riêng; trong 5 năm có hơn 3.000 đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in, hàng triệu đĩa CD, DVD bằng nhiều ngôn ngữ. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản VESAK, 500 năm Cải chánh đạo Tin lành…
Như vậy có thể khẳng định quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam là hoàn toàn được bảo đảm. Những luận điệu xuyên tạc, vu khống Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, ngăn chặn tự do tôn giáo chỉ là những luận điệu xuyên tạc, mơ hồ, vô căn cứ, phi thực tiễn và độc, hại cần phải kiên quyết vạch trần, đấu tranh.
Tự do tôn giáo phải gắn với trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
Thực tiễn cho thấy không ít đối tượng chống đối đang lợi dụng vỏ bọc tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Trong một số tôn giáo đã nổi lên các đối tượng chức sắc có nhiều hoạt động chống đối như Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam..
Lợi dụng niềm tin, giáo lý, giáo luật và các quan điểm thần quyền, các đối tượng chống đối núp bóng tôn giáo đã kích động tư tưởng chống đối, mâu thuẫn trong quần chúng nhân dân. Các đối tượng này ra sức chia tách mối quan hệ giữa quần chúng với Đảng và chính quyền, giữa quần chúng trong các tôn giáo với nhau. Đặc biệt, những kẻ này còn thường xuyên rao giảng nhưng quan điểm, tư tưởng sai lầm, hình thành những nhận thức lệch lạc trong giáo dân.
Ở một góc độ khác, các đối tượng thù địch, chống đối đang coi tôn giáo là một mũi nhọn để tấn tông chống phá Đảng, Nhà nước, tiến hành “Diễn biến hòa bình”. Với chiêu trò “nội công, ngoại kích”, các đối tượng chống đối trong và ngoài nước đã bắt tay với nhau, xây dựng, đạo diễn lên vở kịch vu khống Việt Nam không có tự do tôn giáo, từ đó tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đặc biệt, các đối tượng đang rêu rao quan điểm cho rằng tôn giáo không biên giới, tôn giáo không cần tôn trọng chủ quyền quốc gia; reo rắc những luận điệu lệch lạc về quyền dân tộc tự quyết để kích động tư tưởng ly khai cát cứ giữa các tôn giáo.
Với sự “hà hơi, tiếp sức” của các thế lực thù địch bên ngoài, các đối tượng chống phá bên trong đã tiến hành công kích dưới nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau khiến cho một số người “nhẹ dạ cả tin” mắc bẫy, trở thành con rối bị các đối tượng điều khiển.
Việt Nam hoàn toàn không có cái gọi là đàn áp tôn giáo. Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo chỉ là chiêu trò mà các thế lực thù địch lợi dụng, sử dụng để nhằm phục vụ âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Bảo An
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả