3
category
342772

Tại sao lại nói Bộ Giáo dục và Đào tạo ép nhân dân học tiếng Trung Quốc?

Đặng Trường 20/12/2019 16:44

Thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga và tiếng Trung từ lớp 3-12, thí điểm đến năm 2023 nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Một số người đã lợi dụng tâm lý bài trừ Trung Quốc , đánh lận con đen bằng câu từ, ngữ nghĩa để chỉ trích người đứng đầu ngành, nào là “âm mưu của giặc tàu và bè lũ bán nước”, “là việc ép nhân dân học tiếng Tàu và chấp nhận Hán hóa”. Sự thật có như vậy?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại hội nghị triển khai lộ trình Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020.

Thông tin cụ thể được biết thì song song với tiếng Anh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) thí điểm dạy tiếng Nga, Trung Quốc, Nhật Bản như ngoại ngữ thứ nhất (ngoại ngữ bắt buộc). Theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn 1 trong 4 ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc) làm ngoại ngữ thứ nhất.

Nếu đọc kỹ quy định thì chúng ta đều thấy rõ việc học sinh phải học ngoại ngữ nhưng các em được tự do lựa chọn 1 trong 4 ngoại ngữ chứ không hề có sự ép buộc một ngoại ngữ duy nhất nào ở đây. Tùy theo sở thích, kế hoạch tương lai cũng như nhu cầu của địa phương, trường học và xã hội mà các em có quyền đăng ký theo ý mình.

Trong những năm gần đây, tiếng Trung cũng là 1 trong 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp quốc. Vì vậy những người đầu ngành Giáo dục đưa ra thêm sự lựa chọn học ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên là quyết định phù hợp và rất cần triển khai khi học sinh có nhu cầu. Cụ thể, rất nhiều trường Đại học có khoa tiếng Trung, tiếng Anh,… có ai bắt buộc sinh viên phải học đâu.

Tiếng Trung được vào chương trình thí điểm để thêm sự lựa chọn cho người học.

Hơn nữa trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới” thì việc Bộ GD-ĐT đa dạng hóa chương trình đào tạo ngoại ngữ cũng là một trong những biện pháp giúp người học có cơ hội tìm kiếm việc làm, hội nhập, phát triển và bảo vệ đất nước tốt hơn. Thậm chí, không cần đợi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa thêm lựa chọn ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Trung vào cấp Phổ thông thì thực tế nhiều năm qua người dân cũng đã tự lựa chọn tiếng Trung làm môn ngoại ngữ theo học, phục vụ nhu cầu công việc, làm ăn buôn bán của họ.

Ấy vậy mà, một số kẻ cơ hội chính trị vẫn cố tình đánh lận câu chữ, lợi dụng tâm lý bài Trung Quốc của một bộ phận người dân để đặt điều thế này thế nọ nhằm dắt mũi dư luận chỉ trích Bộ GD-ĐT, đồng thời bôi nhọ uy tín của lãnh đạo ngành này. Bên cạnh đó, một số tờ báo không biết vô tình hay cố ý mà giât tít như kiểu Bộ GD-ĐT ép buộc học mỗi tiếng Trung. Nhưng tin rằng nếu ai đọc kỹ chủ trương và quyết định của Bộ GD-ĐT thì đều có thể nhận ra chiêu trò này.

Khi xưa Thực dân Pháp sang đô hộ nước ta, họ thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị, có nghĩa là ngăn cản nhân dân ta tìm đến con chữ và kho tàng kiến thức khai sáng tâm hồn. Nhưng ngày nay chúng ta được tự do tiếp cận tri thức, nếu biết càng nhiều ngôn ngữ thì chúng ta càng có nhiều cánh cửa phát triển hơn. Thậm chí còn có cơ hội hiểu rõ về các nước bạn để trước khi hợp tác phát triển. Vậy thì dại gì chúng ta không cho mình nhiều sự lựa chọn hơn?

Đọc nhiều