8
category
424976

Không có căn cứ xử lý, Tổng cục Hải quan giải tỏa 18 container hàng cho Asanzo

31/08/2020 14:19

Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng Cục Hải quan vừa có văn bản dừng xử lý vi phạm về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với Công ty Asanzo.

Liên quan đến kết quả điều tra vụ việc của Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo (Công ty Asanzo) được Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) công bố mới đây, ngày 31/8, nguồn tin của VTC News cho biết, Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng Cục Hải quan vừa có văn bản dừng xử lý vi phạm về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với Công ty Asanzo.

Theo đó, trong văn bản gửi Cục Hải quan TP Hải Phòng và Cục Hải quan TP.HCM, Cục Điều tra chống buôn lậu đề nghị hai đơn vị này phối hợp, làm thủ thục thông quan cho 18 container hàng hoá của các công ty liên quan đến Công ty Asanzo.

Trước đó, theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Tổng cục, Cục Điều tra chống buôn lậu đã thực hiện điều tra, xác minh tại các công ty có liên quan đến việc nhập khẩu sản xuất, kinh doanh các mặt hàng mang nhãn hiện Asanzo.

Không có căn cứ xử lý, Tổng cục Hải quan giải tỏa 18 container hàng cho Asanzo - 1
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có công văn thông báo kết quả điều tra, xác định không đủ yếu tố cấu thành hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ.

Cụ thể, ngày 4/10/2019, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu, Vụ Thực hành quyền công tố và điều tra án kinh tế, Viện KSND tối cao và C03 Bộ Công an đã thống nhất tài liệu, điều tra, xác minh của Cục Điều tra chống buôn lậu đã có căn cứ xác định các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Ngày 24/10/2019, Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học Công nghệ ban hành quyết định huỷ bỏ toàn bộ hoặc huỷ bỏ một phần hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu Asanzo.

Ngày 28/10/2019, Cục Điều tra chống buôn lậu đã bàn giao toàn bộ hồ sơ sang C03 Bộ Công an.

Theo thủ tục hành chính về Hải quan, Cục Điều tra chống buôn lậu lập biên bản vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và ra quyết định tạm giữ tang vật theo thủ tục hành chính đối với 18 container hàng hoá mang nhãn hiệu Asanzo của 2 công ty, gồm:

Công ty TNHH Đầu tư sản xuất Phương Nguyên Asanzo với 11 container đang lưu giữ tại cảng Cát lái (Quận 2, TP.HCM), Công ty TNHH Đầu tư thương mại Việt Tài với 7 container đang lưu giữ tại cảng Nam Hải (TP Hải Phòng).

2 lô hàng này bị tạm giữ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, ngày 1/6/2020, Công ty TNHH Pensonich Việt Nam có công văn gửi Tổng cục Hải quan, Cục Điều tra chống buôn lậu đề nghị rút yêu cầu xử lý vi phạm và dừng xử lý vi phạm về hành vi xâm phạm sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Asanzo, đồng thời cho các công ty nhận lại hàng hoá đang bị tạm giữ.

Lý do vì ngày 15/9/2019, Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Đông Phương (đơn vị nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm) đã chuyển nhượng sở hữu nhãn hiệu Asanzo cho Công ty TNHH Pensonich Việt Nam và đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ.

Không có căn cứ xử lý, Tổng cục Hải quan giải tỏa 18 container hàng cho Asanzo - 2
Không có căn cứ xử lý, Tổng cục Hải quan giải tỏa 18 container hàng cho Asanzo.

Cho đến nay, Công ty TNHH Pensonich Việt Nam và Công ty Asanzo không còn tranh chấp nào về nhãn hiệu Asanzo.

Đến ngày 16/7/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có công văn thông báo kết quả điều tra, xác định không đủ yếu tố cấu thành hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ.

Căn cứ kết quả kiểm tra hàng hoá, hồ sơ cho thấy, đây là trường hợp tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 28 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, Cục Điều tra chống buôn lậu quyết định dừng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đối với các công ty xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu Asanzo.

Liên quan đến sự việc, Cục Hải quan TP.HCM vừa có quyết định giải toả lô hàng gồm 4 container đã kiểm tra xong cho Asanzo vì kết quả kiểm tra thực thế phù hợp theo khai báo của người khai hải quan.

Ngày 16/7/2020, Cơ quan CSĐT Bộ Công an có công văn thông báo kết quả điều tra liên quan đến Công ty Asanzo do ông Phạm Văn Tam làm chủ tịch HĐQT.

Kết quả cho thấy chưa có căn cứ xác định việc hưởng lợi của Asanzo trong việc bán hàng hóa xuất xứ Trung Quốc nhưng lại gắn mác hàng hóa có xuất xứ Việt Nam tại thị trường Việt Nam

Do đó, chưa có căn cứ xác định Asanzo có hành vi lừa dối khách hàng trong việc bán các sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo.

PV/VTC

Tags :
Đọc nhiều