129138
category
375145

Mỹ đừng hòng can thiệp chuyện trả tự do cho đối tượng phản động

Đinh Lực 20/03/2020 17:09

Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ ý “bất bình” và yêu cầu Việt Nam thả bị cáo Trương Duy Nhất, sau khi ông này bị kết án 10 năm tù vì phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, gây ảnh hưởng an ninh trật tự và làm thiệt hại tài sản nhà nước hơn 13 tỷ đồng.

Trong báo cáo Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ sự bất bình khi Trương Duy Nhất đã “đột ngột biến mất khỏi Bangkok” vào hôm 25/1/2019, chỉ một ngày sau khi ông này nộp đơn xin tị nạn chính trị lên Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR). Cũng như việc Trương Duy Nhất “xuất hiện một cách bí ẩn tại một trại giam của Việt Nam” sau đó hai tháng.

Bị cáo Trương Duy Nhất tại tòa

Có thể thấy báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã có những ý kiến xuyên tạc, vu cáo tính chất và tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Đây có thể được coi là hành động can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam, đi ngược lại luật pháp quốc tế.

Cụ thể, khoản 7, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào các công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương…”.

Chúng ta đều biết răng Trương Duy Nhất đã bị toà án Việt Nam tuyên án về việc ợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lợi dụng danh nghĩa Trưởng Văn phòng Báo Đại Đoàn Kết ở Đà Nẵng để giúp Phan Văn Anh Vũ mua ưu đãi khu đất 82 Trần Quốc Toản.

Trong năm 2003 – 2004, ông Trương Duy Nhất đã ký 3 văn bản gửi UBND Đà Nẵng để đề nghị được mua nhà theo diện công sản, không tính hệ số sinh lời để làm trụ sở báo Đại Đoàn Kết.

UBND TP.Đà Nẵng sau đó đồng ý bán nhà số 82 Trần Quốc Toản cho Báo Đại Đoàn Kết với giá ưu đãi hơn 674 triệu đồng. Trương Duy Nhất sau đó đã ký các hợp đồng để Phan Văn Anh Vũ, khi đó đang là Giám đốc Công ty xây dựng 79, thay Báo Đại Đoàn Kết nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Tiếp đó, Nhất ký hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất trên cho Công ty xây dựng 79. Từ năm 2006, gia đình Vũ “nhôm” đã nhận chuyển nhượng lại nhà đất này.

Như vậy, Trương Duy Nhất xin mua, sau đó ký bán, chuyển nhượng nhà đất 82 Trần Quốc Toản, đã giúp Vũ “nhôm” mua được nhà đất công sản không đúng đối tượng, nên đã cấu thành hành vi làm trái công vụ, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 13 tỉ đồng. Do đó, việc Trương Duy Nhất bị xét xử về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo quy định tại khoản 3 điều 356 bộ luật Hình sự năm 2015 là hoàn toàn hợp lý.

Trương Duy Nhất từng là nhà báo, công tác tại báo Công an Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ), nay là báo Đại đoàn kết. Sau khi nghỉ làm báo, ông Nhất là người viết Blogs, chủ trang “Trương Duy Nhất – Một góc nhìn khác”.

Năm 2010, Trương Duy Nhất đã đăng ký tên miền truongduynhat.vn để đăng tải hơn 1.000 bài viết của bản thân và một số tác giả khác, trong đó có nhiều bài viết có nội dung vi phạm pháp luật. Không ít những bài viết đã mang đậm nội dung sai lệch, tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; có những góc nhìn mang tính chất phiếm diện, một chiều làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Việc tuyên truyền sai trái của Trương Duy Nhất đã nhiều lần được cơ quan chức năng làm việc đề nghị chấm dứt việc viết, đăng tải bài viết xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, nhưng cá nhân này vẫn bất chấp vi phạm.

Năm 2014, Hội đồng xét xử nhận định hành vi của bị cáo thuộc trường hợp nghiêm trọng, đã phạm vào tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo khoản 2 Điều 258 Bộ luật Hình sự, đồng thời áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự, tuyên phạt bị cáo Trương Duy Nhất 2 năm tù giam.

Sau khi mãn hạn tù, Trương Duy Nhất đã không hồi tâm chuyển ý, ăn năn hối cải về những hành vi vi phạm pháp luật gây ra trước đó. Bản tính ảo tưởng, hằn học “ngựa quen đường cũ”. và đã tuyên bố trở lại trên facebook cá nhân. Và ngay sau đó Trương Duy Nhất đã liên tục liên hệ các hãng tin, báo, đài hải ngoại, thù địch với Nhà nước Việt Nam.

Chính vì hành động này mà Trương Duy Nhất được các tổ chức phản động tiếp sức, suy tôn cùng với các đối tượng phản động, gán mác nhà dân chủ, nhân quyền như: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Tạ Phong Tần, Nguyễn Hữu Vinh, Lê Đình Lượng, Trần Huỳnh Duy Thức, Võ Thanh Tùng,…

Việc Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ ý kiến và đề nghị trao trả tự do cho Trương Duy Nhất là hành động cố tình can thiệp vào các lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia, hoàn toàn vi phạm quy ước, quy định mà đã được luật hoá bởi Liên Hợp Quốc.

Đây có thể được xem làm hành động cố tình nhằm kích động các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị và những đối tượng tự xưng danh “nhà báo tự do”, “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh nhân quyền” càng có cơ hội để chống phá cách mạng Việt Nam thêm quyết liệt.

Không riêng Việt Nam, mà tất cả quốc gia trên thế giới hiện nay đều ít nhiều phải giải quyết những vấn đề nội bộ của mình. Việt Nam là quốc gia đang phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội trong nhiều năm vừa qua. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu trong thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.

Các hành động can thiệp bằng báo cáo nhân quyền, đề nghị thả tự do, hay cố tình xuyên tạc của bất kỳ quốc gia hay tổ chức phản động nào đề là hành động cố tình xuyên tạc, can thiệp nội bộ Việt Nam. Điều này sẽ bộc lộ cái nhìn hẹp hòi, thiếu thiện cảm và có tình kỳ thị về Việt Nam, hoàn toàn khác xa hình ảnh đất nước Việt Nam được đông đảo bạn bè trên thế giới ủng hộ và thừa nhận.

Đinh Lực

Đọc nhiều