Khoản nợ thế kỷ giúp Tổng thống Trump “nắm thóp” Bắc Kinh
Khoản nợ 1,6 nghìn tỷ của Trung Quốc do Mỹ cho vay đã được Mỹ coi như một cách để trừng phạt thích đáng Trung Quốc do cách xử lý Covid-19 kém khiến cho nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong khi đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên khắp thế giới, các quan chức Mỹ và Trung Quốc đổ lỗi cho nhau trong việc gây ra dịch bệnh. Chính quyền Trump mới đây cho rằng khoản nợ 1,6 nghìn tỷ USD của Trung Quốc gần 1 thế kỷ trước sẽ giúp cho Mỹ “nắm thóp” được Bắc Kinh.
Trong khi đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên khắp thế giới, các quan chức Mỹ và Trung Quốc đổ lỗi cho nhau trong việc gây ra dịch bệnh. Chính quyền Trump mới đây cho rằng khoản nợ 1,6 nghìn tỷ USD của Trung Quốc gần 1 thế kỷ trước sẽ giúp cho Mỹ “nắm thóp” được Bắc Kinh.
Quỹ trái phiếu Mỹ có trụ sở tại Lewisburg, Tennessee hiện đang nắm giữ khoản nợ bao gồm lãi suất trị giá 1,6 nghìn tỷ USD của Trung Quốc từ trước khi thành lập Đảng Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.
Quỹ này bày tỏ họ muốn Quốc hội Mỹ giúp chuộc lại số tiền này. Ước tính có khoảng 6 nghìn USD của khoản nợ tồn đọng trên toàn thế giới.
Số trái phiếu này được vay bởi Trung Hoa Dân Quốc – đã lật đổ chính phủ đế quốc trong một cuộc đảo chính – cho đến tận năm 1912 cho đến khi họ vỡ nợ vào năm 1938. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã trốn sang Đài Loan, nơi vẫn là cơ quan cầm quyền chính thức, sau khi đảng cộng sản Mao Trạch Đông tiếp quản sau khi kết thúc cuộc cách mạng năm 1949.
Theo luật pháp, Bắc Kinh duy trì Đài Loan là một phần của Trung Quốc, không những thế, các chính phủ kế nhiệm chịu trách nhiệm về các khoản nợ của người tiền nhiệm.
Tổng thống Trump là một người “nói lời giữ lời và ông nói rằng sẽ thực hiện thỏa thuận này khiến Trung Quốc chịu trách nhiệm”, ông Jon Jonna Bianco-chủ tịch của Quỹ trái phiếu Mỹ, trả lời tờ Fox Business.
Bianco- người có giấy ủy quyền cho 95% trong số hàng nghìn trái phiếu của Mỹ cho rằng việc thúc đẩy Trung Quốc trả khoản nợ trên không phải là một hình phạt, mà chỉ là một cuộc trả nợ tài chính quốc tế thông thường.
Trước đây, cũng từng có tiền lệ quốc tế cho một động thái tương tự: Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đã ra lệnh cho Bắc Kinh vào năm 1987 phải kiếm tiền từ các trái phiếu thuộc sở hữu của nước Anh hoặc mất quyền truy cập vào thị trường đầu tư của Anh. Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Li Xiannian, đã bắt buộc phải đạt được 23,5 triệu bảng Anh.
Trong lá thư đầu tiên được viết vào ngày 11/5, ông Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia và ông Larry Kudlow, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia, gửi cho ông Eugene Scalia, Bộ trưởng Lao động Mỹ, nói rằng Nhà Trắng không muốn Quỹ Hưu trí liên bang đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc. Số tài sản đầu tư này vào khoảng hơn 4 tỷ USD, nguồn tin riêng của đài Fox Business cho biết.
Đây là một động thái tiếp theo trong cuộc chiến với Bắc Kinh, từ thương mại, tiền tệ… giờ là thị trường vốn.
Ông Xiao Xiaobo Lu, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Barnard thuộc Đại học Columbia, nói với FOX Business: “Hầu như không có công cụ nào mà Mỹ có thể sử dụng để gây áp lực lên Trung Quốc mà không làm tổn thương chính nó”.
Đầu tháng này, một nhóm các Thượng nghị sĩ Martha McSally, R-Ariz., Marsha Blackburn, R-Tenn. và Steve Daines, R-Mont., đã đưa ra Đạo luật về bệnh truyền nhiễm siêu vi có nguồn gốc từ Trung Quốc, nếu được thông qua, sẽ cho người Mỹ quyền kiện Trung Quốc về thiệt hại mà Covid-19 đã gây ra cho nền kinh tế và đời sống con người.
Một nhóm thượng nghị sĩ khác, do Lindsey Graham đứng đầu, đã đưa ra Đạo luật Trách nhiệm Covid-19, sẽ trao cho Trump quyền áp đặt lệnh trừng phạt và cấm đi lại, hạn chế cho các doanh nghiệp Trung Quốc vay tiền và cấm các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.
Hương Vũ/DT