419
category
469157

Khi “siêu giàu” gặp “siêu lừa” ở ngân hàng làm bay mất 433 tỷ đồng thì ai là người chịu trách nhiệm?

26/01/2021 12:33

Nguyễn Thị Hà Thành, 37 tuổi, mượn sổ tiết kiệm, làm giả chữ ký hoặc tài sản thế chấp để lừa đảo hơn 433 tỷ đồng của ba ngân hàng và nhiều cá nhân. Trong đó, có “siêu giàu” Đặng Nghĩa Toàn.

Được biết, năm 2017, ông Đặng Nghĩa Toàn đã được “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành tự giới thiệu làm liên doanh cho các ngân hàng lớn, hiện đang thiếu chỉ tiêu huy động vốn nên nhờ Toàn hỗ trợ gửi tiền vào các ngân hàng theo hình thức sổ tiết kiệm để nhận lãi suất và ưu đãi.

Sổ tiết kiệm thì ông Toàn phải giao cho Thành quản lý. Thành sẽ trả ngay cho vợ chồng ông Toàn khoản lãi ngoài là 4,2% một tháng (cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng) và khi đến hạn thì sẽ trả lại sổ tiết kiệm cho ông Toàn để đến ngân hàng rút tiền gốc và lãi suất ngân hàng.

Cuối năm 2018, ông Toàn phát hiện ra mình đã bị giả mạo chữ ký, sổ tiết kiệm đã bị mang thế chấp ngân hàng cho 1 công ty vay vốn mà mình không biết, thì mới tá hoả đến ngân hàng đòi tiền và được biết nó đang là tang vật cho vụ án.

Điều đáng nói, ông Toàn đã đưa 3 sổ tiết kiệm 52 tỷ đồng tại PVComBank cho siêu lừa Hà Thành. Có sổ trong tay, Nguyễn Thị Hà Thành đã giả chữ ký và điểm chỉ vân tay của mình giả làm vân tay của vợ chồng ông Toàn rồi bắt tay với Nguyễn Thanh Tùng (giám đốc Công ty Jeongho Landmark) làm giả hồ sơ mua bán thép giữa Công ty Jeongho và Công ty Hoàng Nguyên để vay PVcomBank hơn 49 tỉ đồng với tài sản thế chấp là 3 sổ tiết kiệm trên. Hà Thành đã rút toàn bộ số tiền hơn 49 tỉ để chi tiêu cá nhân.

“Bổn cũ soạn lại”, tại Ngân hàng NCB, Thành vay của ông Toàn 50 tỉ bằng hình thức yêu cầu ông gửi tiền vào ngân hàng rồi đưa sổ tiết kiệm cho mình giữ. Siêu lừa cũng sử dụng pháp nhân một công ty lập khống các hợp đồng mua bán hàng hóa với 2 đơn vị khác và vay tiền của ngân hàng với tài sản thế chấp là sổ tiết kiệm của ông Toàn. Thành tiếp tục giả chữ ký của vợ chồng ông Toàn và được NCB giải ngân cho vay rồi chiếm đoạt 47,5 tỉ đồng.

Ngoài lừa ông Toàn, Hà Thành còn sử dụng thủ đoạn trên và một số thủ đoạn khác để chiếm đoạt số tiền lên đến 273,9 tỉ tại Ngân hàng Việt Á Bank.

Sở dĩ siêu lừa có thể lấy được tiền từ việc giả chữ ký của chủ sổ tiết kiệm đồng ý thế chấp vào ngân hàng là vì các chủ sổ tiết kiệm đã giao sổ cho Hà Thành trong khi ở các ngân hàng, một số thủ tục bắt buộc trong việc thế chấp sổ tiết kiệm cho vay vốn đã bị bỏ qua.

Hai nhân viên ngân hàng PVComBank là Bùi Văn Tuấn và Nguyễn Thu Trà đã đưa hồ sơ cho Thành đi lấy chữ ký của vợ chồng ông Toàn để làm hồ sơ thế chấp 3 sổ tiết kiệm trong khi việc ký tên này phải do chính chủ sở hữu sổ đến ngân hàng thực hiện.

Đỗ Minh Đức, Giám đốc phát triển khách hàng – Trung tâm phát triển khách hàng miền Bắc, PVComBank đã được cấp dưới báo cáo việc không gặp trực tiếp vợ chồng ông Toàn mà nhờ Thành cầm đưa ký hộ song Đức vẫn ký duyệt cấp tín dụng 49,4 tỷ đồng.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức và Chuyên gia Ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu:

– Chỉ chủ sở hữu của sổ tiết kiệm mang sổ này ra ngân hàng thì mới rút tiền tất toán, hoặc dùng cuốn sổ tiết kiệm đó đi cầm cố, bảo lãnh…

– Trường hợp ai đó được tất toán hay thực hiện giao dịch gì bằng sổ tiết kiệm thì phải có giấy ủy quyền của người chủ sở hữu sổ. Nhưng giấy ủy quyền phải được công chứng hay nói cách khác là được pháp luật thừa nhận.

– Ngân hàng cũng có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền khi phát hiện sổ tiết kiệm bị lợi dụng. Sổ tiết kiệm là công cụ tài chính an toàn nhất. Nên khi chính chủ giữ sổ, thậm chí không may sổ bị mất thì không có ai lợi dụng được. Vì chỉ có chính chủ hoặc người được ủy quyền mới có thể tất toán sổ, dùng sổ cầm cố, bảo lãnh.

T.H

Tags :
Đọc nhiều