Khi Đại tướng “nã pháo” hành vi xâm lược ngay trên đất Trung Quốc
Trung Quốc dã tâm là có thật, hàng xóm “tối lửa tắt đèn” đã không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để khiêu khích, hòng đưa vùng đặc quyền kinh tế, hoàn toàn thuộc chủ quyền trên biển của Việt Nam vào diện đang tranh chấp. Đã hơn một lần nhịn, nhưng Trung Quốc hệt như một đứa trẻ tham lam, thấy nhà hàng xóm có món đồ gì ưng mắt là muốn lấy về làm của riêng. Vừa mới đây, phát biểu tại Diễn đàn quân sự Hương Sơn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa đã tiếp tục ngang ngược nhận vơ “các đảo ở Biển Đông là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc”. Bạch Đằng giang thủa cha ông hôm nay lại bùng lên ngàn sóng, và đây tiếp tục là câu trả lời của hơn 90 triệu người dân Việt Nam…
Từ Quốc hội cho đến Chính phủ đều chỉ một khẳng định trước sau như một: “NHỮNG GÌ THUỘC VỀ ĐỘC LẬP CHỦ QUYỀN, TOÀN VẸN LÃNH THỔ – CHÚNG TA KHÔNG BAO GIỜ NHÂN NHƯỢNG”. Trong khi, tại quê nhà, ngay tại phiên làm việc đầu tiên, hai từ “Biển Đông” xuất hiện ít nhất 6 lần trong phát biểu của các nhà lãnh đạo trong phòng họp Diên Hồng; thì ngay trên đất nước Trung Quốc, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Hương Sơn 9 đã cực kỳ khéo léo lồng vấn đề chủ quyền của Việt Nam bị xâm phạm vào nỗi lo chung qua lời cảnh báo: “Nếu không xử lý tốt vấn đề Biển Đông sẽ tác động đến hòa bình, ổn định tại khu vực, làm xói mòn lòng tin giữa các quốc gia”.
Bài phát biểu không chỉ là lời đáp trả đanh thép cho sự ngang ngược trong phát biểu nhận vơ của Tướng TQ Ngụy Phương Hòa, mà còn là đáp trả cho sự lộng ngôn của người phát ngôn của Cảnh Sảng trước đó, hòng “dụ” Việt Nam giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua đối thoại và đàm phán.
Trước sự góp mặt của hàng loạt tướng lĩnh các nước, trước ống kính truyền hình toàn thế giới, Đại tướng Ngô Xuân Lịch một lần nữa khẳng định: “Lập trường của Việt Nam là ủng hộ và bảo vệ quyền tự do đi lại, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế”. “Tôi đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng luật pháp quốc tế… cũng là đặc trưng của một xã hội văn minh và phát triển mà chúng ta đang hướng đến, ở đó không có cường quyền và áp đặt”. Bằng phát biểu này, dù chẳng cần chỉ thẳng mặt tên cướp cũng đã phơi lộ cho thiên hạ thấy rõ một Trung Quốc ngang ngược đang thể hiện một thứ quyền năng trái luật, đi ngược lại lời cam kết trong các cuộc đàm phán mà họ tham gia.
Phát ngôn ấy, nội dung bài phát biểu ấy là đại diện cho ý chí của Đảng, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam. Là tuyên bố chủ quyền quốc gia trước thế giới. Cũng đồng thời là câu trả lời phế bỏ những luận điệu xuyên tạc, kích động kiêu binh nói rằng: “Việt Nam sẽ để Trung Quốc cùng khai thác dấu khí ở Tư chính với một tỷ lệ lớn hơn thuộc về Trung Quốc”.
Lịch sử Việt Nam bốn ngàn năm đâu dễ để cho bất kỳ ai bành trướng áp bức, phế bỏ. Đừng hòng ỷ mình to lớn mà ngủ mơ đòi vẽ lại bản đồ thế giới, mưu lược thôn tính nước nhỏ. Huyết hãi Gạc Ma với vòng tròn bất tử vẫn còn đỏ thẫm chìm dưới đáy biển sâu. Vạn lý Trường Sơn cũng còn nguyên kia. Tất cả đó là lịch sử được tạc đắp bằng hồn thiêng sông nuí của dân tộc này.
Hơn 90 triệu đứa con của Tổ quốc hôm nay sẽ đáp trả lời núi sông, bằng mọi giá sẽ tự vệ, bằng mọi giá phải gìn giữ, bằng mọi giá phải bảo vệ chủ quyền Đất nước thiêng liêng. Bởi trong từng nắm đất này, từng ngọn sóng này là máu là xương của ông cha ngã xuống để đổi lấy hòa bình cho hậu thế hôm nay. Còn Trung Quốc một khi danh bất chính thì ngôn bất thuận, ngôn bất thuận thì sự bất thành.
Ái Dân