128027
category
461928

Khám phá ‘nhịp đập’ của chiến tranh không người lái đương đại

Trần Anh 01/01/2021 11:45

Tác chiến không người lái đang thay đổi mạnh mẽ cục diện chiến tranh, quốc gia nào nắm bắt được đặc điểm chiến tranh không người lái đương đại sẽ giữ thế chủ động trong tương lai.

Khám phá ‘nhịp đập’ của chiến tranh không người lái đương đại
UAV cảm tử Harop của Israel.

Vũ khí trang bị đắt hay rẻ không còn là vấn đề

Vũ khí là biểu hiện trực tiếp nhất của những thay đổi trong hình thức chiến tranh. Việc sử dụng vũ khí không người lái như UAV, phương tiện không người lái và robot chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ là đặc điểm quan trọng nhất của chiến tranh không người lái.

Trong cuộc chiến ở Iraq và Syria, lần đầu tiên xuất hiện máy bay dân dụng được cải tiến thành máy bay không người lái “tự sát”.

Sau đó, Tập đoàn Kalashnikov của Nga, được biết đến với việc sản xuất súng trường tấn công AK, đã công bố một loại máy bay tấn công không người lái (UCAV) mới tại Triển lãm Quốc phòng Abu Dhabi.

UAV này có thể bay với tốc độ khoảng 130 km/h, mang theo 6 quả bom để thực hiện một cuộc tấn công “cảm tử” vào mục tiêu. Các loại vũ khí phòng không truyền thống khó có thể chống lại nó một cách hiệu quả.

Loại vũ khí không người lái chi phí thấp, dễ vận hành và hiệu quả cao này có thể thu hẹp khoảng cách giữa quân đội tiên tiến nhất và quân đội yếu hơn trong việc đạt được các mục đích chiến thuật nhất định, đồng thời cải thiện đáng kể hiệu quả chiến trường của một loại vũ khí và thiết bị.

Giới hạn của không gian chiến trường dần bị xóa nhòa

Những thay đổi về vũ khí và trang bị thường chỉ ra sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Theo quan điểm vi mô, một thiết bị không người lái có thể vượt qua giới hạn sinh lý và thể chất của con người, có thể hoạt động trong nhiều môi trường khắc nghiệt khác nhau như nhiệt độ cao, áp suất cao, cực lạnh, thiếu oxy, bức xạ và chất độc.

Nhiều thiết bị cũng có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đa môi trường, hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau ở mọi cấp độ.

Ở góc độ vĩ mô, việc sử dụng một loại vũ khí và thiết bị trong nhiều lĩnh vực thể hiện sự tích hợp và phát triển theo chiều sâu của nhiều công nghệ, đồng thời cho thấy ranh giới của không gian tác chiến như “đất, biển, trên không, vũ trụ, điện từ, mạng và tâm lý” đang bị phá vỡ theo nghĩa truyền thống.

Các loại không gian tác chiến đều có thể hỗ trợ, nương tựa lẫn nhau, làm cho các lực lượng tham chiến ngày càng đa dạng và tổng hợp.

Trước khi virus Stuxnet xuất hiện và càn quét ngành công nghiệp toàn cầu (năm 2010) thì nó chỉ là sản phẩm của một cuộc thi tấn công và phòng thủ ảo trong lĩnh vực máy tính, nhưng nó thực sự đã phá hủy máy ly tâm và gây ra thiệt hại đáng kể cho chương trình hạt nhân của Iran.

Điều này chứng tỏ rằng, các trận chiến không còn đơn giản được thực hiện theo kiểu “tiêu diệt mạnh” hay “tiêu diệt mềm”, mà các trận chiến được thực hiện đồng thời hoặc liên tiếp trong nhiều không gian và lĩnh vực, làm cho ranh giới của chiến trường trở nên mờ nhạt hơn.

Hình thái chiến đấu đang được định hình lại

Việc xóa mờ ranh giới không gian chiến trường truyền thống chắc chắn sẽ sinh ra các quy tắc chiến đấu hoàn toàn mới, có nghĩa là các lý thuyết chiến đấu mới và chiến thuật mới sẽ xuất hiện khi thời đại yêu cầu.

Tháng 12/2015, Quân đội Nga đã sử dụng robot chiến đấu để giúp Quân đội Syria giành lại điểm cao 754,5 của Latakia từ lực lượng IS.

Trong trận chiến này, 6 robot chiến đấu bánh xích Platform-M, 4 robot chiến đấu bánh lốp Argo, 1 tổ hợp pháo tự hành 2S3 Akatsiya (Acacia), một số UAV và một tổ hợp C4I2 Andromeda-D đã được sử dụng trong trận chiến này.

Tổ hợp C4I2 Andromeda-D đã sử dụng các chiến thuật liên hoàn chặt chẽ như điều khiển UAV để trinh sát, sử dụng robot tấn công và lệnh cho pháo tự hành phá hủy chướng ngại vật. Kết quả là chỉ sau 20 phút tấn công, các phần tử IS đã hỗn loạn tháo chạy, bỏ lại vũ khí trang bị.

Trên cao điểm 754,5 vùng núi Latakia, các binh sĩ Syria đếm được 70 tay súng thiệt mạng, quân đội Syria không có tổn thất, 4 người bị thương.

Ngày 6/1/2018, lực lượng phòng không Nga đã áp dụng phương thức tấn công điện từ kết hợp với hỏa lực tấn công để ngăn chặn 13 UAV tự sát của phiến quân khi có ý định tấn công vào căn cứ Khmeimim của Nga ở Syria.

Có thể thấy, trong chiến tranh truyền thống, các cuộc tập kích chiến thuật “kiểu quy trình” với phương hướng, phương thức xác định, kế hoạch đã định đang dần bị “kỳ binh” thời đại phá vỡ.

Dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của tư duy chiến đấu mới, cùng với việc không ngừng cải thiện các phương thức chiến đấu truyền thống quan trọng như tấn công “đánh chiếm đầu cầu”, tấn công “đánh chiếm lô cốt” và tấn công phá vỡ “nút thắt”, thì một hình thức chiến đấu mới cũng đã hình thành, trong đó các nền tảng không người lái và nền tảng có người lái được liên kết, phối hợp với nhau chặt chẽ.

Robot chiến đấu Uran-9 của Nga ở Syria.

Chỉ huy, không chế ngày càng thông minh hóa với thời gian thực

Chỉ huy chiến đấu là yếu tố then chốt trong việc triển khai hiệu quả các hoạt động tác chiến. Tốc độ chiến tranh hiện nay diễn ra nhanh chóng và các trường hợp khẩn cấp gia tăng đột ngột đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả chỉ huy.

Sự xuất hiện của các công nghệ thông minh hỗ trợ ra quyết định nhanh như điện toán đám mây, Big Data, virtual warehouse đã tạo ra một hệ thống chỉ huy và điều khiển thông minh.

Việc ra quyết định trong chiến tranh cũng chuyển đổi từ lập kế hoạch hoàn toàn bằng não người sang ra quyết định toàn diện như xử lý chung giữa người và máy, xử lý hoàn toàn bằng công nghệ điện toán đám mây và “ra quyết định bằng mạng nơ-ron”, giúp cải thiện hơn nữa hiệu quả sử dụng thông tin và rút ngắn thời gian ra quyết định.

Ngoài ra, sự tách biệt của người và máy trên nền tảng chiến đấu không người lái cho phép người điều khiển và người chỉ huy ở trong cùng một không gian.

Người chỉ huy không chỉ có thể trực tiếp chỉ huy nền tảng chiến đấu không người lái hoặc binh lính tác chiến tại chỗ, mà còn có thể đồng thời quan sát toàn cảnh tình hình chiến đấu tiền tuyến với thời gian thực.

Các phương thức, thủ đoạn tác chiến ngày càng linh hoạt và đa dạng

Hiện tại, các cường quốc quân sự trên thế giới đang cố gắng áp dụng các hệ thống không người lái để hỗ trợ chiến trường nhằm giảm tỷ lệ thương vong.

Tại Afghanistan, Thủy quân lục chiến Mỹ đã sử dụng UAV vận tải K-MAX để tiếp tế, UAV này có thể bay trong hơn 30.000 giờ và có thể tiếp tế hơn 1.450 tấn nhu yếu phẩm, điều này đã làm các phương tiện vận tải mặt đất của Mỹ tránh được sự đe dọa của thiết bị nổ trên mặt đất.

Ngoài hỗ trợ tiền tuyến, cứu hộ chiến trường và hỗ trợ hậu cần chiến trường cũng trở thành trọng tâm nghiên cứu và phát triển của các quốc gia.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát triển một robot cứu hộ chiến trường được gọi là “người giải cứu chiến trường”, có thể thực hiện các nhiệm vụ cứu hộ khác nhau trên chiến trường, bao gồm cả việc giải cứu người bị thương.

Phòng không Việt Nam lập kỳ tích “vô địch thế giới” – Không phải cứ có nhiều vũ khí hiện đại hơn là chiến thắng! Việt Nam từng khiến Mỹ hoảng sợ và TG ngạc nhiên, nhưng Iraq thì không như vậy: Cuộc chiến “vô tiền khoáng hậu”! NÓNG: Israel tấn công Syria – Trận kịch chiến vô cùng căng thẳng, tên lửa bay rợp trời

Đồng thời, Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã nghiên cứu chế tạo một hệ thống y tế tích hợp giữa robot và trí tuệ nhân tạo cho Lục quân Mỹ nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ hậu cần và giảm thương vong, giảm số lượng binh lính tham gia các nhiệm vụ phi chiến đấu.

Ngoài ra, các hệ thống hỗ trợ hậu cần không người lái mới như xe giặt không người lái, bếp không người lái, hệ thống cấp nước không người lái đang dần xuất hiện trong trang bị hậu cần của quân đội các nước.

Sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ ngày nay càng làm cho các yếu tố quyết định thắng bại của các cuộc chiến tranh trở nên phức tạp hơn, do đó, quốc gia nào tìm hiểu chính xác “nhịp đập” phát triển của chiến tranh không người lái và hiểu sâu sắc quy luật biến đổi của chiến tranh không người lái, sẽ có thể giành được thế chủ động chiến lược trong các cuộc chiến tranh sau này.

Đức Trí/IFN

Tags :
Đọc nhiều