Japan Times: Việt Nam tương lai “sẽ không cho phép các dự án có công nghệ lạc hậu, có nguy cơ ô nhiễm môi trường”!

Bảo Trâm 02/02/2021 07:25

Ngay sau khi bế mạc Đại hội XIII, trang Japan Times đã có bài viết nói về kết quả Đại hội XIII, trong đó nhấn mạnh nhiệm kỳ tới Việt Nam sẽ tập trung vào nhiệm vụ phục hồi kinh tế trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, phát triển đất nước đến năm 2030 và năm 2045.

Theo Japan Times, Việt Nam sẽ đạt được thành công vượt bậc về kinh tế trong giai đoạn 5 năm tới, bởi vì dược trang bị với một loạt các thỏa thuận thương mại tự do khiến các nước láng giềng trong khu vực phải ghen tị. Hơn nữa, việc thu hút dịch chuyển sản xuất, trở thành công xưởng sản xuất thế giới trong tương lai là điều sẽ xảy ra vì môi trường kinh doanh an toàn, nhiều phúc lợi.

Trong cuộc họp của Đảng hôm thứ Hai, Việt Nam đã chính thức quyết định nâng mức tăng trưởng vượt quá 6% hàng năm trong thời kỳ trước đại dịch lên 6,5% đến 7,0% cho giai đoạn 2021-2025.

Trong một bản kế hoạch phát triển kinh tế được xác nhận tại đại hội, Việt Nam cho biết sẽ thúc đẩy vai trò ngày càng tăng của mình như một trung tâm sản xuất quan trọng cho những tập đoàn công nghệ toàn cầu như Samsung Electronics Co., Intel Corp…. Đồng thời nhắm mục tiêu cao hơn là nâng cao vị thế của Việt Nam, vượt ra ngoài khuôn khổ chỉ là một điểm đến của lao động giá rẻ, thay vào đó Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm khoa học và công nghệ nổi bật tại Châu Á.

Ngày 11-12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại quốc tế Elizabeth Truss đã ký Biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định UKVFTA, tạo cơ sở để hai nước tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để ký kết chính thức vào hôm nay, 29-12

Theo Japan Times, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công khi các nhà sản xuất phương Tây tìm cách chuyển ngày càng nhiều sản phẩm của họ ra khỏi Trung Quốc và tìm đến Việt Nam như là một lựa chọn phù hợp và an toàn hơn bao giờ hết.

Phát biểu sau đại hội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Việt Nam sẽ hướng tới mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển toàn diện vào năm 2045, và đương nhiên chiến dịch tham nhũng trong các cấp đảng vẫn sẽ tiếp tục được diễn ra trong thời gian tới.

Mức tăng trưởng 2,91% của năm 2020 đã giúp Việt Nam trở thành “ngôi sao sáng”, được hoan nghênh ở nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên con số này là là chỉ số tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ đối với nền kinh tế Việt Nam vì nó chịu tác động của việc kiểm dịch chặt chẽ, đóng cửa biên giới và các biện pháp hạn chế chống dịch bệnh.

Bất chấp đại dịch xảy ra, vào tháng 1, một đơn vị của Đài Loan’s Foxconn Technology Co., Ltd, một công ty chủ chốt do Apple Inc cung cấp, đã nhận được giấy phép đầu tư 270 triệu USD vào Việt Nam khi họ chuyển một số công ty lắp ráp máy tính iPad và MacBook từ Trung Quốc. Trong khi đó, nhà sản xuất chip Intel của Mỹ cho biết họ đã tăng đầu tư vào Việt Nam từ 475 triệu USD lên 1,5 tỷ USD.

Những năm tới đây, Việt Nam sẽ “tập trung vào các biện pháp để hoàn thiện cơ bản các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xử lý tốt hơn mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường và xã hội”, Japan Times trích từ kế hoạch kinh tế của Việt Nam.

Các nhà phân tích cho rằng đó là quy tắc để Việt Nam tiếp tục thúc đẩy tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, trừ những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực được coi là cần thiết cho an ninh quốc phòng.

Intel tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sau nhiều thập kỷ phát triển nhờ nguồn vốn FDI mạnh mẽ, phần lớn là kinh doanh thâm dụng lao động và không thân thiện với môi trường, Việt Nam trong tương lai “sẽ không cho phép các dự án có công nghệ lạc hậu, có nguy cơ ô nhiễm môi trường”. Đây sẽ là điểm sáng giúp Việt Nam ngày càng phát triển và có tiếng nói hơn trên trường quốc tế, theo Japan Times.

Bảo Trâm (Lược dịch theo Japan Times)

Đọc nhiều