Iran không có vũ khí “độc” này để chống Mỹ ở Vịnh Ba Tư: Việt Nam có từ lâu?

04/07/2019 09:31

Việt Nam đã trang bị tên lửa Kh-31A từ năm 2012, nhưng tới năm 2018 Iran vẫn phải cố tìm cách mua lậu vũ khí này từ Ukraine nhưng thất bại.

Iran không có vũ khí "độc" này để chống Mỹ ở Vịnh Ba Tư: Việt Nam có từ lâu?
Iran không có vũ khí “độc” này để chống Mỹ ở Vịnh Ba Tư: Việt Nam có từ lâu?

Từ một sự cố ở Ukraine

Theo tờ Daily Beast đưa tin vào đầu năm 2018, hai người Iran đã bị Cục An ninh Ukraine (SBU) bắt tại Kiev cùng với các bộ phận của tên lửa chống hạm Kh-31 trong xe. Các phần của tên lửa và hướng dẫn kỹ thuật đã bị tịch thu và những người Iran sau đó đã bị trục xuất.

Nỗ lực chuyển lậu tên lửa này được cho là đã vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc đối với Iran. Vụ việc đã được Vasyl Hrytsak, người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine mô tả cho các quan chức chính phủ Mỹ trong chuyến đi gần đây tới Washington.

Theo ông Hrytsak, một trong hai người Iran bị trục xuất có tên Abdi Biyan và là tùy viên quân sự tại đại sứ quán của Iran.

Iran không có vũ khí độc này để chống Mỹ ở Vịnh Ba Tư: Việt Nam có từ lâu? - Ảnh 1.
Các bộ phận của tên lửa Kh-31 bị phát hiện trong xe của tùy viên quân sự Iran.

Theo giải thích của trang Deagel.com, tên lửa Kh-31 (định danh NATO là AS-17 Krypton) là tên lửa tiên tiến, tầm bắn xa, di chuyển với vận tốc siêu thanh được thiết kế để chống lại các hệ thống radar phòng không hoặc tàu chiến mặt nước.

Kh-31 có một động cơ tên lửa nhiên liệu rắn giúp tăng tốc tên lửa lên tốc độ Mach 1.8. Sau đó, động cơ này được tháo rời và một động cơ phản lực giúp tên lửa tăng lên tới Mach 3+.

Tiến sĩ Nikolai Sokov, thành viên của Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury tại Monterey và là chuyên gia về tên lửa của Nga, nói rằng những bức ảnh trùng hợp với các bộ phận của Kh-31.

“Rất có thể tên lửa này là Kh-31” Behnam Ben Taleblu, một nhà nghiên cứu tên lửa tại Tổ chức Quốc phòng Dân chủ (FDD).

Iran không có vũ khí độc này để chống Mỹ ở Vịnh Ba Tư: Việt Nam có từ lâu? - Ảnh 3.
Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam mang tên lửa Kh-31. Ảnh: Bình Nguyên.

Đây không phải là lần đầu tên lửa Ukraina bị Iran copy và sản xuất hàng loạt

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Ukraina có 1.612 tên lửa hành trình Kh-55, một phần vũ khí trang bị cho 19 chiếc Tu-160 thuộc Trung đoàn ném bom hạng nặng số 184 tại Priluki và 25 chiếc Tu-95MS thuộc Trung đoàn ném bom hạng nặng số 182 tại Uzin-Shepelovka.

Vào tháng 10-1999, một thỏa thuận đã thành công, trong đó Nga phải trả 285 triệu USD cho 11 máy bay và 575 tên lửa, phần còn lại sẽ bị tiêu hủy theo chương trình giải trừ quân bị do Mỹ tài trợ.

Iran không có vũ khí độc này để chống Mỹ ở Vịnh Ba Tư: Việt Nam có từ lâu? - Ảnh 4.
Tên lửa Soumar (trên) và Kh-55 (dưới) không có nhiều khác biệt.

Vào tháng 3/2005, trưởng công tố Ukraina là Svyatoslav Piskun nói rằng vào năm 2001, 12 tên lửa Kh-55 đã được bán cho Iran và 6 quả cho Trung Quốc.

Các chuyên gia tên lửa tin rằng tên lửa Kh-55 được mua bất hợp pháp đã hình thành nên cơ sở của tên lửa hành trình tầm xa Soumar của Iran được công bố vào năm 2015.

Tên lửa Soumar đã được lực lượng Houthi sử dụng thành công tại Yemen khi khai hỏa vào sân bay quốc tế Abha của Arab Saudi đêm 12/6. Liên minh quân sự do Arab Saudi dẫn đầu tuyên bố là gây thương vong lớn cho dân thường.

Kh-31 là “Bức tranh còn thiếu” của Iran?

Chương trình tên lửa đạn đạo của Iran có tỉ lệ cao là từ Triều Tiên với phần lớn tên lửa của Iran bao gồm Shahab-3 và Khorramshahr là những biến thể Rodong-1 và Musudan.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đóng góp lớn cho tên lửa hành trình của Iran. Các tên lửa Oghab và Nazeit của Iran chủ yếu dựa trên các công nghệ của Trung Quốc và tên lửa hành trình chống tàu nổi tiếng Nasr là một phiên bản copy y hệt tên lửa C-704 Trung Quốc.

Iran không có vũ khí độc này để chống Mỹ ở Vịnh Ba Tư: Việt Nam có từ lâu? - Ảnh 6.
Tên lửa Nasr và các tên lửa khác được trang bị trên máy bay Iran.

Được đưa vào trang bị vào năm 1988, Kh-31 đại diện cho đỉnh cao của công nghệ tên lửa chống hạm Liên Xô và có thể là “át chủ bài” thay đổi cuộc chơi cho lực lượng vũ trang Iran nếu được mua lại.

Tên lửa di chuyển với tốc độ gấp khoảng bốn lần tốc độ của tên lửa Nasr (tương ứng với Mach 3.5) và là tên lửa chống tàu siêu thanh đầu tiên được thiết kế để bắn từ các máy bay chiến đấu.

Kh-31 có thể cách mạng hóa khả năng chống hạm của Không quân Iran, một lợi thế quan trọng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Hoa Kỳ và tầm quan trọng của việc hạ gục tàu sân bay Mỹ ngoài khơi Iran trong một cuộc chiến.

Kh-31 được thiết kế ban đầu cho vai trò vô hiệu hóa mạng lưới phòng không của đối phương bằng cách tiêu diệt các bệ phóng, trung tâm chỉ huy và radar. Tên lửa này cũng có thể khiến tên lửa đạn đạo Iran hiệu quả hơn khi kẻ địch là Israel.

Các công nghệ từ Kh-31 có khả năng đã được sử dụng để tăng cường khả năng của các thiết kế tên lửa bản địa của Iran như Oghab và Nazeit hoặc phiên bản sản xuất trong nước của AIM-54 Phoenix là Fakour-90.

Iran không có vũ khí độc này để chống Mỹ ở Vịnh Ba Tư: Việt Nam có từ lâu? - Ảnh 8.
Iran “thèm muốn” công nghệ của Kh-31 (Trên) để có thể nâng cấp tên lửa Fakour-90 (Dưới).

Với Triều Tiên và Syria, việc Iran tiếp cận Kh-31 có thể rất dễ dàng, nó cho thấy tuyên bố rằng Iran đã tìm cách mua công nghệ tên lửa từ Ukraine là điều đáng nghi ngờ.

Tuy nhiên, vẫn có khả năng việc mua vũ khí lậu từ Ukraine có thể được coi là cách làm hiệu quả hơn về mặt chi phí để Iran có được các công nghệ của Kh-31 thay vì mua trực tiếp từ các đối tác quốc phòng.

Kh-31 là một loại tên lửa không đối đất được thiết kế để vô hiệu hóa phòng không đối phương được trang bị cho các máy bay MiG-29 và Su-27 với tầm bắn trên 110 km và có khả năng đạt vận tốc Mach 3.5.

Theo thông tin từ SIPRI, Việt Nam đã mua khoảng 80 tên lửa đối hạm tầm ngắn Kh-31A vào năm 2012 để trang bị cho những máy bay Su-30MK2 hiện đại nhất của mình.

Kh-31A là biến thể chống hạm trang bị đầu dò chủ động có hành trình bay sát trên mặt biển đến khi áp sát được mục tiêu với tầm bắn từ 25 đến 50 km.

(Theo Soha News)

Tags :
Đọc nhiều