Hoà hợp dân tộc “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc được thống nhất, thế nhưng nhìn lại cuộc chiến tranh, cho đến nay vẫn còn không ít những quan điểm phiến diện, lệch lạc. Phản bác, đấu tranh với những quan điểm sai trái về cuộc chiến tranh cũng là việc làm cần thiết để sự thật lịch sử được soi rọi, góp phần khâu vá cho những vết thương, cùng nhau vun đắp tương lai.
Trên trang Facebook “Nhật ký yêu nước” của tổ chức phản động hải ngoại có bài viết: “45 năm chính sách “triệt người””. Một bài viết mang nặng hình thức đổ lỗi cho chính quyền Việt Nam hiện tại kiểu; không có chính sách giáo dục tốt; người dân không nhận được sự phản hồi và ghi nhận từ những đóng góp…
Một bài viết dài nhưng xoay quanh chỉ là sự hận thù, kích động người đọc để có tư tưởng đối nghịch, cùng nhau ùa vào xuyên tạc, bóp méo sự thật.
Đã 45 năm trôi qua những luận điệu ấy vẫn tiếp diễn như một trò khôi hài của những người thuộc chế độ Việt Nam cộng hoà, của những người đã chạy trốn trước 30/4/1975 và vẫn tưởng ràng khi quân giải phóng tới là “một cuộc tắm máu”. Nhưng thực tế, ngày 30/4/1975 đó hoàn toàn là một ngày ý nghĩa trọng đại, ít tiếng súng hơn và đường phố bỗng nhiên tràn ngập cờ hoa, nhân dân vui vẻ cùng chung tiếng nói, nụ cười.
Những người thuộc ở hải ngoại thuộc chế độ cũ và đặc biệt là những con người có tư tưởng cực đoan, phản động, muốn chống phá luôn tìm mọi cách để đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, phục vụ cho mục đích của chúng.
Những quan điểm nêu trên, xét cho cùng đều không thể hiện thiện chí hòa hợp, hòa giải dân tộc mà chỉ thể hiện sự hằn học, kích động hận thù, gây thêm chia rẽ, xuyên tạc, bóp méo chủ trương nhân văn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta.
Trong nhiều năm qua, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ từng xác định ở một thái cực khó có thể hòa hợp, như nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Khánh Ly, Chế Linh… gần đây cũng được tạo điều kiện về nước biểu diễn, không hề bị phân biệt, kỳ thị.
Ông Nguyễn Cao Kỳ cũng từng khẳng định: “Một chính quyền độc đảng mang đến sự ổn định và kỷ luật thì cần thiết cho Việt Nam để ra khỏi sự nghèo khổ… Tôi cho rằng thật là sai lầm khi một số người, đặc biệt là số người Việt ở Mỹ ngày nay đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận và thực hiện một nền dân chủ họ đang hưởng ở Mỹ. Quan niệm của tôi là, đó là một sự sai lầm. Nền dân chủ đó không thích hợp với Việt Nam trong tình thế hiện nay”.
Hay vấn đề từng được coi là “nhạy cảm” như nghĩa trang Bình An, Nghĩa trang Liệt sĩ Bình Dương nơi an nghỉ của nhiều sĩ quan quân đội chế độ Việt Nam cộng hoà cũ, nhiều năm nay vẫn được dân sự hoá, mọi người đến thăm viếng, chăm sóc phần mộ. Những đoàn kiều bào ở khắp các nơi trên thế giới trong nhiều năm qua vẫn về nước thăm viếng và các mộ của thân nhân họ vẫn hoàn toàn không bị đập phá, hay có tư tưởng hận thù, kỳ thị, xa lánh ở nơi này.
Trong một lần đón những kiều bào về nước, tại đây một lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã chỉ vào tấm bia mộ cũ mang tên hạ sĩ Hà Hữu Lộc và nói: “Bia mộ vẫn còn nguyên phiên hiệu, đơn vị… Những ngôi mộ thế này xây từ ngày xưa có ai phá đâu. Chân lý ở đâu, sự thật ở chỗ nào khi các anh cứ hô hào, kêu gọi chống cộng, nói rằng cộng sản không làm gì cho nghĩa trang. Nếu đất nước không có đại đoàn kết thì những ngôi mộ kia có còn những tấm bia nguyên vẹn như vậy không?”.
Với đồng bào ở nước ngoài, Đảng, Nhà nước ta trong nhiều năm qua đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho họ trên các lĩnh vực: Xuất nhập cảnh, cư trú, hồi hương, xác nhận quốc tịch, cấp hộ tịch, về đầu tư kinh doanh; về quyền được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam…
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh, Việt Nam đã hơn bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, nhân dân Việt Nam luôn thiết tha với hòa bình, khát vọng tự do và hạnh phúc, không bao giờ mong muốn chiến tranh.
Vì sự tồn vong của dân tộc, vì sự xâm lăng và nguy cơ chia rẽ 2 miền Nam Bắc mà dân tộc Việt đã tìm mọi cách dù hy sinh cả bản thân mình để chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Đại thắng mùa Xuân, Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc năm 1975 là một thắng lợi của chính nghĩa, một thắng lợi không thể đảo ngược.
Để có được nền hòa bình hôm nay, để có ngày 30/4 ngày thống nhất đất nước trọn vẹn, dân tộc ta đã phải trả bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu và cả tính mạng của bao lớp người, nên chúng ta rất thấm thía, thấu hiểu giá trị này hơn ai hết. Chính vì thế, ai đó dưới bất cứ lý do gì, nếu có thái độ, hành vi gây mất ổn định, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thì những việc đó đều là những hành vi phản bội, có tội với đất nước, chà đạp lên tương lai dân tộc.
Lịch sử dân tộc càng tự hào, thì chúng ta càng phải làm sao xứng đáng với tiền nhân, chúng ta phải làm gì để không hổ thẹn với hồn thiêng sông núi, với anh linh của những anh hùng liệt nữ Việt Nam.
Hơn lúc nào hết, muốn Việt Nam cường thịnh thì đồng bào trong nước và Hải ngoại cùng nắm chặt tay nhau, muôn người như một cùng đứng lên để ngẩng cao đầu sánh vai cùng các cường quốc trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại.
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Hai câu thơ của Nguyễn Trãi đã phần nào đúc kết truyền thống khoan dung, hòa hiếu của dân tộc ta, ngay cả với kẻ thù xâm lược chứ chưa nói đến đồng bào lầm lỗi.
Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, trong khi phải lo đối phó với thù trong, giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm nhân văn: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài, nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc”.
Ngay cả khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chưa kết thúc, giữa đất lửa Vĩnh Linh, Quảng Trị, khi nghe câu hỏi: “Sau khi Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước, việc gì là lớn nhất?”, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã trả lời: “Vấn đề lớn nhất sau chiến tranh cần phải làm, đó là hòa hợp dân tộc!”.
Mẫu số chung cho câu chuyện đại đoàn kết, hoà hợp toàn dân tộc chính là mục tiêu xây dựng nhà nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, để đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó mới là sự phát triển là mục tiêu toàn dân tộc hướng tới.
Cụ Đồ Chiểu há chẳng dạy “Thà đui mà giữ đạo nhà. Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”, những thành viên tổ chức phản động như Việt Tân, Nhật ký yêu nước vẫn cố tình bán rẻ tổ quốc, xúc phạm danh dự quốc gia và xoá nhoà đi tinh thần hoà hợp dân tộc mà Đảng và nhân dân ta đang dày công xây dựng, để phục vụ mục tiêu của chúng.
Đinh Lực
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả