Tập đoàn Viettel đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo cho nhiều loại hình huấn luyện của nhiều quân binh chủng khác nhau, trong Quân đội Việt Nam, đảm bảo phù hợp với tình hình tác chiến hiện đại mới.
Cùng với việc phát triển kinh tế, tập đoàn Viettel cũng vô cùng chú trọng trong việc xây dựng các tổ hợp vũ khí cực kỳ hiện đại phục vụ nhu cầu sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Trong đó nổi bật có việc Viettel đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào nhiều loại hình huấn luyện khắp toàn quân. Ảnh: Hệ thống mô phỏng huấn luyện máy bay Su-30 của Quân đội Việt Nam. Công nghệ thực tế ảo đang được áp dụng trong huấn luyện tại những quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc,… với khả năng có thể giúp người lính quen với thao tác thực tế trên chiến trường, tốn ít chi phí và không gây nguy hiểm cho học viên. Ảnh: Mô phỏng huấn luyện máy bay tiêm kích Su-30 của Việt Nam. Việc sử dụng các bệ huấn luyện mô phỏng thực tế ảo có thể giúp cho người chỉ huy mô phỏng nhiều loại hình thời tiết, khí hậu, quân địch,… khác nhau nhằm nâng cao khả năng chiến đấu thực tế của người lính. Trong khi đó, nếu huấn luyện trong thực tế thì rất khó có thể mô phỏng các tình huống sát với thực tế chiến trường. Ảnh: Huấn luyện bằng hệ thống mô phỏng tiêm kích Su-30 do Viettel chế tạo. Không chỉ là mô phỏng quá trình thực tế của máy bay chiến đấu, hiện nay Tập đoàn Viettel đã có thể chế tạo mô phỏng mọi loại hình tác chiến cho các quân binh chủng từ Hải quân, Không quân cho đến Lục quân. Ảnh: Huấn luyện nhảy dù bằng công nghệ thực tế ảo. Không những vậy, việc sử dụng các công nghệ này cũng giúp cho quân đội có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí so với huấn luyện bằng khí tài thực tế nhiều sẽ dẫn đến tình trạng hao mòn khí tài, tiêu hao nhiên liệu hoặc thậm chí là tai nạn. Hiện nay, Binh chủng tăng thiết giáp cũng đã đưa vào sử dụng các xe tăng T-90S/SK hiện đại. Đây là các xe hệ mới, lần đầu có trong trang bị quân đội ta. Dẫu vậy, các xe này có số lượng còn ít và chi phí mua sắm rất đắt do đó cán bộ chiến sĩ rất ít được vận hành xe để có thể đảm bảo thông số kỹ thuật tốt nhất. Nắm bắt được thực tế đó, Tập đoàn Viettel đã nhanh chóng thiết kế các hệ thống mô phỏng hoạt động xe tăng chủ lực T-90S/SK dành cho huấn luyện kíp xe. Cách thức đào tạo này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí cho quân đội ta. Ảnh: Chỉ huy quan sát quá trình thực hành huấn luyện lái xe tăng T-90S/SK Hệ thống có thể mô phỏng tất cả các chi tiết giống với một chiếc xe tăng T-90S/SK thật để người lính hoàn toàn thành thục với khí tài, từ đó dễ dàng vận hành khí tài thật trong thực tế. Ảnh: Huấn luyện bắn pháo 2A46M bằng kính ngắm pháo thủ trên xe tăng T-90S mô phỏng. Các phương thức tác chiến mới dành cho lực lượng đặc công cũng được áp dụng huấn luyện, trong đó có việc mô phỏng quá trình chiến đấu trong không gian hẹp. Tác chiến không gian hẹp và đô thị là một lối tác chiến cực kỳ khó vì rất dễ bị địch ẩn nấp đánh lén, do đó phải cực kỳ thuần thục để không bị động, bất ngờ trong thực chiến. Ảnh: Huấn luyện đặc công tác chiến không gian hẹp. Có thể nói, Tập đoàn Viettel đã áp dụng những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới vào huấn luyện chiến đấu thực tế dành cho quân đội. Giúp cho tiết kiệm ngân sách rất lớn cũng như gia tăng khả năng chiến đấu sát thực tế chiến trường cho binh sĩ. Ảnh: Huấn luyện tác chiến không gian hẹp dành cho chiến sĩ đặc công. Nguồn ảnh: QPVN. Hùng Dũng