419
category
403466

Hãy trở lại “Góc sân và khoảng trời” của mình!

23/06/2020 16:48

Mới đây, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã đăng một bài viết gây nhiều tranh cãi trên cộng đồng mạng xã hội. Đó không phải là lời bình một bài thơ, một bài văn, mà là bình một vụ án với kiến thức của một nhà thơ.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa và Trương Châu Hữu Danh

Theo cao kiến của Khoa thì “Mã khóa để tìm ra hung thủ trong vụ Hồ Duy Hải” là dấu vân tay. Khoa cũng cho rằng không có dấu vân tay của Hải ở hiện trường thì Hải ngoại phạm, không liên quan đến vụ án và nguy hiểm hơn là anh kết luận như đúng rồi, rằng “kẻ nào có dấu vân tay ở hiện trường thì 100% kẻ đó là thủ phạm”. Dưới góc nhìn của một tâm hồn nghệ sỹ, sự “thăng hoa” của công việc viết thơ, Trần Đăng Khoa đã phán rằng: “Đặc biệt là trong hiện trường vụ án có rất nhiều dấu vân tay, nhưng lại tuyệt nhiên không có một dấu vân tay nào của Hải. Điều này chứng tỏ Hải hoàn toàn ngoại phạm. Đây là bằng chứng quan trọng nhất, chứng tỏ Hải không liên quan đến cái chết vô cùng thảm khốc của hai cô gái ở bưu điện Cầu Voi…”.

Cách lập luận này cho thấy anh ta phát biểu quá tùy tiện. Chứng cứ hoặc “bằng chứng ngoại phạm” là một khái niệm luật học và của kỹ thuật hình sự. Theo đó, là bằng chứng chứng minh rõ ràng rằng một người vào thời điểm xảy ra hành động tội phạm ở một địa điểm khác với hiện trường. Trong vụ án Hồ Duy Hải, bị cáo không thể chứng minh được, anh ta ở đâu khi hai phụ nữ bị giết hại. Nếu không tìm thấy dấu vân tay của Hồ Duy Hải ở hiện trường điều đó không có nghĩa là anh ta không có mặt ở hiện trường.

Việc có hay không có dấu vết vân tay tại hiện trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do trình độ của cán bộ khám nghiệm hiện trường, hay do thủ đoạn của hung thủ hoặc sự xáo trộn từ những người phát hiện vụ việc. Thực tế không hiếm chuyện người nhà vào dọn dẹp, lau chùi, làm việc khác để cứu nạn nhân rồi mới báo cơ quan điều tra. Những việc làm đó đã vô tình làm mất dấu vân tay. Đó là chưa kể hung thủ hoặc ai đó tạo hiện trường giả để đổ tội cho người khác hoặc đánh lừa cơ quan điều tra. Có trường hợp, hung thủ sau khi gây án xong đã bình tĩnh tiêu hủy các chứng cứ bằng cách xóa dấu vết để lại, trong đó có dấu vân tay. Cũng có nhiều trường hợp, hung thủ có mặt tại hiện trường nhưng sẽ cố ý không để lại dấu vân tay bằng cách đeo găng tay hoặc lót vải, lót nylon để thực hiện tội phạm. Đấy là chưa kể đến trường hợp dấu vân tay có thể mất nếu bị lau, rửa, nung nóng, chà sát vào vật khác hoặc bị môi trường phá hủy.

Trong xã hội hiện đại, mỗi người có một công việc, chuyên sâu về một lĩnh vực, nhà thơ thì giỏi làm thơ, thợ xây thì giỏi xây nhà. Chứ Khoa làm thơ mà cứ đòi đi xây nhà, sơn tường thì lại thành dở rồi, chưa kể nhà thơ mà làm nhà điều tra nữa thì hỏng hết. Mong Khoa hãy quay trở lại “Góc sân và khoảng trời” thôi, để có những “hạt gạo làng ta” là đã cảm ơn lắm rồi.

Lê Dung Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Đọc nhiều