Trung Quốc vu khống Việt Nam hỗ trợ nhóm APT32
Việc tờ Reuters của Anh, ngày 22/4 bất ngờ tung ra bài viết dẫn báo cáo từ hãng bảo mật FireEye có trụ sở đặt tại Mỹ cáo buộc “nhóm tin tặc APT32 có sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam đã tìm cách thâm nhập vào trang mạng của Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc và chính quyền thành phố Vũ Hán để lấy thông về dịch bệnh Covid-19 và nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh”.
Mới đây, ngày 23/4 trong cuộc họp báo trực tuyến thường kỳ, Bộ Ngoại giao Việt Nam phủ nhận chính phủ hỗ trợ nhóm APT32 đánh cắp thông tin về Covid-19 của Trung Quốc.
“Đây là những thông tin không có cơ sở. Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng nhằm vào các tổ chức, cá nhân dưới bất cứ hình thức nào”, ông Ngô Toàn Thắng, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Ông Thắng lên tiếng về thông tin hãng bảo mật FireEye, trụ sở tại Mỹ, cho rằng chính phủ Việt Nam hỗ trợ nhóm hacker APT32 tấn công mạng vào các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.
Theo đó, FireEye cho biết một nhóm hacker mang tên APT32 đã tấn công, đánh cắp dữ liệu từ Bộ Tình trạng Khẩn cấp Trung Quốc và chính quyền thành phố Vũ Hán, nơi khởi phát dịch Covid-19.
Ben Read, quản lý cấp cao thuộc nhóm đánh giá tình báo của FireEye, cho rằng APT32 có liên hệ tới Việt Nam. “SARS-CoV-2 là ưu tiên tình báo cấp độ cao, buộc các nước đầu tư mọi nguồn lực để đối phó. APT32 là câu trả lời của Việt Nam”, ông cho hay.
Adam Segal, chuyên gia an ninh mạng tại New York, nhận định hành động của APT32 cho thấy nhóm hacker này đã hành động chớp nhoáng khi những cuộc tấn công đầu tiên (được FireEye phát hiện) đã diễn ra từ một tuần trước khi có ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên ngoài Trung Quốc.
Có thể nói hành động “vu cáo” của tờ báo Reuters là vô căn cứ, không chính xác và có phần “quy chụp” trách nhiệm cho Việt Nam trong vấn đề này. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong vấn đề chung là bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng.
Việc quy chụp hành động tấn công không gian mạng của nước khác cho Việt Nam là hành động vô căn cứ, có thể gây ảnh hưởng tới mối quan hệ ngoại giao giữa các bên. Nhất là trong thời điểm Việt Nam đang kịch liệt phản đối Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, cũng như tình hình dịch bệnh trên thế giới đang có nhiều bất ổn.
Hãng bảo mật FireEye có trụ sở đặt tại Mỹ cáo buộc nhóm tin tặc APT32 có sự hậu thuẫn của Chính phủ Việt Nam, nhưng lại không hề tìm ra được bằng chứng xác minh rằng cuộc tấn công này. Họ quy chụp cho Việt Nam bởi vì APT32 có nguồn gốc từ Việt Nam, vốn là một trong những nhóm hacker bí ẩn và khét tiếng nhất thế giới.
Việt Nam là quốc gia yêu hoà bình và luôn tuân thủ luật pháp quốc tế, năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật an ninh mạng. Việt Nam đang hoàn thiện các văn bản pháp quy để thực thi luật nhằm ngăn chặn các hành vi tấn công mạng.
Như vậy, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong điều kiện internet đầy đủ, thuận lợi. Đó là nghĩa vụ tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng những hạn chế quyền, nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Điều này, không chỉ là trách nhiệm về chính trị, pháp lý mà còn thuộc về đạo đức, lối sống của mỗi người Việt Nam và cũng là quy định của nhiều quốc gia trên thế giới.
Còn thực tế Reuters là một trong những hãng thông tấn lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho những tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác. Không phủ nhận Reuters vốn được nhiều quốc gia và nhiều độc giả trên thế giới đón đọc.
Nhưng những thông tin của hãng Reuters thực tế chưa chắc đã phải là hoàn toàn chính xác, thậm chí có xu hướng một chiều, nghiêng phần quy chụp ủng hộ cho các trang tin khác như VOA Tiếng Việt, BBC Tiếng Việt và các trang tin của thế lực phản động hoạt động ở Việt Nam.
Còn nhớ, vụ biểu tình ở Tây Nguyên năm 2004 thế lực phản động đã dựng lên nhà nước Đềga ly khai khỏi Việt Nam. Khi đó hãng tin Reuters có bài viết: Chính quyền Gia Lai nói có 3.000 người tham gia vụ biểu tình, thế còn ở Đắc Lắc là bao nhiêu?
Nhưng thực tế khi Việt Nam mời các phái đoàn quốc tế, đại sứ quán Mỹ tìm hiểu trực tiếp tại Tây Nguyên, thì con số này hoàn toàn sai lệch, không chính xác. Bởi lẽ Reuters có bài viết như thế này bởi vì họ chỉ lắng nghe “một chiều” và bằng “một nửa sự thật.
Hơn nữa, đây là nguồn tin của Mỹ, trong khi đó cả Việt Nam và Trung Quốc đều chưa lên tiếng xác minh. Việc tờ Reuters của Anh bất ngờ tung ra bài viết dẫn báo cáo từ hãng bảo mật FireEye có trụ sở đặt tại Mỹ trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát không phủ nhận việc âm mưu phủ nhận thành công của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Bài báo của Reuters điều này dường như đang biến hành động chống dịch của Việt Nam, trở thành hoạt động chính trị không trong sáng. Sau khi cáo buộc này đưa ra, hàng loạt các fanpage, website phản động đã “tát nước theo mưa” để xuyên tạc và phủ nhận thành công của Việt Nam trong chống dịch Covid-19. Từ đó vu cáo rằng Việt Nam chống dịch là nhờ “hacker lấy tài liệu chống dịch của Vũ Hán nên mới thành công”, “Việt Nam chống dịch tốt là nhờ tin tặc, ăn cắp thông tin để dùng cho riêng mình”…
Việc hãng tin Anh và cơ quan báo chí Mỹ quy chụp cho Việt Nam không thể loại bỏ khả năng “gắp lửa bỏ tay người”, khi mà nhóm hacker lấy cắp tài liệu này chưa chắc thuộc về nhóm hacker của Việt Nam, mà lại là kịch bản từ các nước đang có nguy cơ nhiễm dịch và chống dịch kém hiệu quả như Mỹ.
Nếu hành động này đúng bản chất như thế thì chính Mỹ mới đang cố gắng che đậy sự thật về công tác chống dịch của mình và cũng chính quốc gia này mới đang dung túng cho tin tặc quốc gia xâm nhập hệ thống của quốc gia khác.
Đinh Lực
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả