432
category
328905

Hàng loạt lãnh đạo giao đất vàng cho gái đẹp gây thiệt hại 1400 tỷ

Nguyễn Anh 16/10/2019 14:50

Lê Thị Thanh Thúy, 40 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue, bị bắt vì liên quan cựu Phó chủ tịch Tp.HCM Nguyễn Thành Tài và khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn.

Lê Thị Thanh Thúy cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an bắt giam ngày 7/10 cùng bà Nguyễn Thị Thu Thủy (61 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP HCM) về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Động thái này được nhà chức trách đưa ra khi mở rộng điều tra vụ án ông Nguyễn Thành Tài (nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM); Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM); Trương Văn Út (nguyên Phó trưởng phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường) và Nguyễn Hoài Nam (nguyên Bí thư quận 2) bị cáo buộc giao khu “đất vàng” 8-12 Lê Duẩn (quận 1) không qua đấu thầu, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thành Tài bị "ngã ngựa" khi giao đất vàng cho công ty Lavenue do bà Lê Thị Thanh Thúy làm Chủ tịch HĐQT
Ông Nguyễn Thành Tài bị “ngã ngựa” khi giao đất vàng cho công ty Lavenue do bà Lê Thị Thanh Thúy làm Chủ tịch HĐQT

Sai phạm cụ thể của hai bị can chưa được công bố, song nhà chức trách xác định có vai trò đồng phạm với cựu Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng khi giao khu đất “vàng” 8-12 Lê Duẩn (quận 1) cho doanh nghiệp không qua đấu thầu

Khu đất này rộng gần 5.000 m2, thuộc sở hữu Nhà nước, có vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn. Thời điểm năm 2007 lô đất do Công ty quản lý Kinh doanh nhà TP HCM quản lý (bà Thuỷ làm giám đốc) và cho 4 công ty cổ phần: Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Kim khí Thành phố, Hóa chất vật liệu điện thành phố và Vận tải xăng dầu (thuộc Bộ Công Thương) thuê làm trụ sở.

UBND TP HCM có chủ trương sử dụng khu đất này để xây dựng khách sạn tiêu chuẩn năm sao và một phần trung tâm thương mại. Theo nguyên tắc, thành phố phải cho đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư có uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực nhưng theo đề nghị của Bộ Công Thương (đơn vị thuê đất) và sau nhiều lần thay đổi về chủ trương, phương thức đầu tư, UBND TP đồng ý phương án thành lập công ty cổ phần (Công ty Lavenue) thực hiện dự án.

Hiện trạng lô đất vàng số 8 - 12 Lê Duẩn, Q.1
Hiện trạng lô đất vàng số 8 – 12 Lê Duẩn, Q.1

Ngày 10/9/2010, Công ty Lavenue được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với 5 cổ đông; trong đó HMTC góp vốn 50%, mỗi công ty của Bộ Công thương góp 12,5%. Tuy nhiên, trước đó cả 5 cổ đông cùng dựng kịch bản để tư nhân hóa Lavenue, theo Thanh tra Chính phủ.

Cụ thể, ngày 23/7/2010, Giám đốc Thủy ký văn bản gửi UBND thành phố đề nghị cho HMTC được “huy động” thêm các nguồn vốn để triển khai dự án và được ông Nguyễn Thành Tài đồng ý chủ trương. 14 ngày sau, Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm (Lê Thị Thanh Thúy làm chủ sở hữu) có văn bản gửi HMTC đề nghị hợp tác đầu tư thực hiện dự án. Chỉ 5 ngày sau, bà Thủy ký công văn đề xuất thành phố cho công ty này được “hợp tác đầu tư 30% vốn góp trong phần 50% của HMTC.

Cùng thời điểm này, 4 công ty của Bộ Công thương bán hết cổ phần của mình (50%) trong Công ty Lavenue cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh đô. Như vậy, chỉ trong hai tháng, 80% cổ phần của Công ty Lavenue đã vào tay tư nhân.

Bà Lê Thị Thanh Thúy được biết đến là người kinh doanh quán bar, nhà hàng cao cấp, chưa từng có kinh nghiệm đầu tư trong lĩnh vực bất động sản nhưng có sự ưu ái kỳ lạ của quan chức TP.HCM?
Bà Lê Thị Thanh Thúy được biết đến là người kinh doanh quán bar, nhà hàng cao cấp, chưa từng có kinh nghiệm đầu tư trong lĩnh vực bất động sản nhưng có sự ưu ái kỳ lạ của quan chức TP.HCM?

Công ty Hoa Tháng Năm được bà Thúy thành lập đầu tháng 4/2010 (bà này cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty Lavenue). Bà Lê Thị Thanh Thúy được biết đến là người kinh doanh quán bar, nhà hàng cao cấp, chưa từng có kinh nghiệm đầu tư trong lĩnh vực bất động sản nhưng có sự ưu ái kỳ lạ của quan chức TP.HCM. Theo chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Hoa Tháng Năm chỉ có 3 nhân viên, trụ sở tại quận 1, và hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản. Theo đó, chỉ sau 4 tháng thành lập, chưa có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng công ty này được triển khai dự án 8-12 Lê Duẩn.

Theo điều tra ban đầu, năm 2010, Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP HCM góp vốn 50%; còn lại do 4 công ty thuộc Bộ Công Thương góp (chia đều mỗi công ty là 12,5%). Ngay sau khi được UBND thành phố ưu tiên cho tham gia cổ phần, các doanh nghiệp của Bộ Công thương đã “lật kèo”, cùng sang nhượng quyền đầu tư phát triển dự án cho một công ty tư nhân để kiếm lời.

Niềm vui của đại điện các cổ đông Công ty Lavenue sẽ biến thành nỗi buồn khi khu đất “kim cương” bị thu hồi
Niềm vui của đại điện các cổ đông Công ty Lavenue sẽ biến thành nỗi buồn khi khu đất “kim cương” bị thu hồi

Chỉ trong vòng hai tháng sau, dự án trên khu đất vàng này đã bán 80% cổ phần cho doanh nghiệp tư nhân. Tháng 6/2011, Lavenue được UBND TP HCM chấp thuận cho sử dụng toàn bộ khu đất trên để đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại dịch vụ, căn hộ cho thuê với thời hạn sử dụng đất là 50 năm. Hình thức sử dụng đất là Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất tại số 8 Lê Duẩn và cho thuê hàng năm với khu đất số 12 Lê Duẩn. Giá trị quyền sử dụng đất và giá trị công trình xây dựng trên đất tại số 8 Lê Duẩn (3.433 m2) theo “giá trị trường” là hơn 621,7 tỷ đồng (thấp hơn rất nhiều giá thị trường cả ngàn tỷ).

Đơn giá thuê đất tại số 12 Lê Duẩn theo giá thị trường là hơn 3,5 triệu đồng mỗi m2 một năm. Sở Tài chính TP HCM thẩm định giá lại kết quả của đơn vị tư vấn, đơn giá quyền sử dụng đất của khu đất số 8 Lê Duẩn là gần 177 triệu đồng mỗi m2 và đơn giá cho thuê đất trả tiền hàng năm là 3,53 triệu/m2.

Tuy nhiên, theo Thanh tra Chính phủ, hiện nay giá đất tại khu vực đường Lê Duẩn khu trung tâm tới trên 400 triệu đồng/m2. Nếu đấu giá khu đất này có thể thu về trên 2.000 tỷ đồng. Như vậy làm thất thoát của nhà nước hơn 1400 tỷ. Các sai phạm liên quan khu đất này do ông Nguyễn Thành Tài chịu trách nhiệm chính.

Các bị can (từ trái qua): Tài, Kiệt, Nam, Út
Các bị can (từ trái qua): Tài, Kiệt, Nam, Út

Cơ quan điều tra đã bắt ông Nguyễn Thành Tài, nguyên phó chủ tịch UBND TP.HCM, và hàng loạt lãnh đạo sở ngành, cá nhân khác liên quan, gồm: Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM); Trương Văn Út (nguyên Phó trưởng phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường); Nguyễn Hoài Nam (nguyên Bí thư quận 2)

Tất cả các bị can này đều bị cáo buộc có hành vi giao đất không đấu giá, giao dự án cho doanh nghiệp không đủ năng lực, chấp thuận cho doanh nghiệp tham gia hợp tác sai quy định đối với khu đất 8-12 Lê Duẩn.. Theo đó, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho nhà nước.

Những dấu hiệu bất thường trong giao dịch giữa HMTC với Công ty Lavenue, 4 công ty của Bộ Công thương với Công ty TNHH Đầu tư Kinh đô, được Thanh tra Chính phủ làm rõ.

Cơ quan này xác định, HMTC được giao quản lý lô đất nhưng không chờ ý kiến của các cơ quan chuyên môn thẩm định mà “ưu ái” cho Công ty TNHH Hoa Tháng Năm hợp tác đầu tư, trong khi doanh nghiệp này mới thành lập 4 tháng, chưa thực hiện dự án nào, năng lực tài chính cũng không được thẩm định. Việc bà Thủy đề xuất và UBND thành phố đồng ý cho công ty của Thúy góp 30% vốn điều lệ cổ đông sáng lập, đồng thời giảm tỷ lệ vốn góp của công ty Nhà nước (từ 50% xuống còn 20%) tại Công ty Lavenue thực chất là chuyển dịch quyền sử dụng khu đất “vàng” từ doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân. Điều này trái với Quyết định 140/2008 của Thủ tướng, ảnh hưởng nghiêm trọng lợi ích của Nhà nước.

Ngoài ra, dù được cho phép liên doanh, liên kết với các đơn vị đang thuê khu đất thực hiện dự án nhưng HMTC đã ký biên bản chấp thuận cho 4 công ty thuộc Bộ Công thương chuyển nhượng phần vốn góp cho đối tác bên ngoài (Công ty TNHH Đầu tư Kinh đô) mà không báo cáo UBND thành phố là sai phạm, trái với chỉ đạo.

Nguyễn Anh

Đọc nhiều