3
category
513074

RSF căn cứ vào gì mà đòi đánh giá tự do báo chí của Việt Nam?

Bảo An 23/03/2021 15:48

Tự do ngôn luận, tự do báo chí lâu nay vẫn được các thế lực xấu bên ngoài lựa chọn để từ đó xuyên tạc, công kích đối với Việt Nam. Trong cái gọi là “Báo cáo về Chỉ số tự do báo chí thế giới” được Tổ chức Phóng viên không Biên Giới (RSF) công bố vào ngày 20/4, một lần nữa RSF lại vu khống một cách trắng trợn rằng Việt Nam không có tự do báo chí, xếp Việt Nam ở vị trí thứ 175 trong tổng số 180 quốc gia tên toàn thế giới trong bảng xếp hạng.

Được biết, tổ chức có tên Phóng viên không biên giới RSF thường xuyên đưa ra các thông tin, nhận định, đánh giá, xếp hạng, kiến nghị sai trái về tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam. Thậm chí, tổ chức này nhiều lần hà hơi, giúp sức, cổ vũ cho các đối tượng chống đối núp danh “nhà báo” tại Việt Nam thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Nực cười hơn, nhiều đối tượng dù chẳng phải nhà báo, chẳng có đóng góp gì cho báo chí nhưng vẫn được RSF ca ngợi, cổ vũ, ủng hộ vì có “thành tích” trong việc lên mạng chửi đổng, chống phá chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Trong bảng xếp hạng về tự do báo chí mà RSF mới đưa ra, một lần nũa RSF lại thể hiện bộ mặt thật đầy đen tối của mình khi vu khống Việt Nam “đàn áp báo chí”, “không có tự do báo chí”. Những cáo buộc vô căn cứ, phi lý được RSF tung ra khi nói về tự do báo chí tại Việt Nam có thể kể đến như: “Chính phủ Việt Nam củng cố kiểm soát nội dung mạng xã hội”, “nhà cầm quyền tiến hành một làn sóng bắt bớ những nhà báo độc lập hàng đầu trước khi tiến hành Đại hội Đảng vào tháng giêng năm 2021, trong đó có cô Phạm Đoan Trang”, “dịch Covid-19 dược sử dụng như căn cứ để ngăn chặn không cho các nhà báo tiếp cận nguồn tin và trực tiếp tác nghiệp ở hiện trường”…

Thậm chí, không chỉ riêng Việt Nam, RSF còn mạnh miệng đánh giá về tình hình tự do báo chí tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bằng giọng điệu: “Với 34 quốc gia và hơn một nửa dân số thế giới, khu vực này nắm giữ tất cả các kỷ lục, với những nhà tù lớn nhất thế giới dành cho các nhà báo và blogger, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam”…

Với khẩu hiệu “bảo đảm tất cả các quyền tự do – bảo đảm phẩm giá con người – thúc đẩy dân chủ – thúc đẩy sự phát triển – bảo đảm năng lực cá nhân” và bảo vệ các nhà báo, những tưởng RSF sẽ là một tổ chức có tầm cỡ, hoạt động vì mục tiêu cao cả, thúc đẩy sự phát triển của báo chí thế giới cũng như bảo vệ các nhà báo. Vậy nhưng thực tế, những gì RSF đang thể hiện lại hoàn toàn ngược lại. Việc RSF tung ra bảng xếp hạng về tự do báo chí là hoạt động mang tính thường niên. Tuy nhiên, căn cứ, cơ sở để đưa ra bảng xếp hạng lại không hề rõ ràng, minh bạch. Thậm chí, RSF còn mang nặng định kiến, có cái nhìn thù hằn đối với chế độ cộng sản.

Vì vậy, các quốc gia theo chế độ cộng sản, do Đảng cộng sản lãnh đạo sẽ ngay lập tức được RSF xếp vào nhóm “kẻ thù của tự do báo chí” mà không cần quan tâm tình hình thực tiễn tại đất nước đó là thế nào. Những đối tượng mà RSF coi là “nhà báo” như Phạm Đoan Trang, Trương Châu Hữu Danh, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy… thực tế chẳng phải là nhà báo mà chỉ là những kẻ lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận để làm, phát tán các thông tin, bài viết chống phá đất nước. Hành động cổ vũ cho các “con buôn dân chủ” của RSF cũng như việc lấy lý do cho rằng chính quyền bắt giam các đối tượng trên là hành động “cầm tù các nhà báo tự do” để xếp Việt Nam ở vị trí “chót bảng” về tự do báo chí là một sự phi lý, ẩn phía sau là mưu đồ về chính trị, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Việc xếp Việt Nam ở vị trí 175/180 quốc gia trong bảng xếp hạng về tự do báo chí là không chính xác. Những gì đang diễn ra trong làng báo Việt Nam ngược lại hoàn toàn so với những gì được RSF nêu ra. Thực tế, tại Việt Nam, báo chí đã có sự phát triển mạnh mẽ, ở tất cả các loại hình, từ báo in, báo điện tử, cho đến báo phát thanh, báo truyền hình. Về mặt số lượng, tính đến ngày 31/12/2020, cả nước có 779 cơ quan báo chí, trong đó có 142 báo (Trung ương: 68, địa phương: 74, 112 báo có hoạt động báo điện tử); 612 tạp chí (Trung ương: 520, địa phương: 92, có 98 tạp chí có hoạt động tạp chí điện tử); 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập (9 báo điện tử và 16 Tạp chí điện tử). Các cơ quan báo chí của Việt Nam đã phát huy mạnh mẽ vai trò của mình, đưa tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác đến người dân.

Đặc biệt, với sự phát triển của mạng xã hội, việc tự do tiếp cận thông tin càng được diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Một số lượng lớn “nhà báo công dân” đã được hình thành (họ không phải là nhà báo nhưng thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội đã đóng góp tích cực vào việc cung cấp, chia sẻ thông tin). Với số lượng người dùng internet ở Việt Nam 2020 là 68,17 triệu người (tăng 6,2 triệu người so với năm 2019, tăng đến 10%), trong đó có hơn 145 triệu thiết bị di động được kết nối với internet (bình quân mỗi người dùng 2,1 thiết bị di động) và sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam đã được phát huy vô cùng mạnh mẽ.

Có thể khẳng định, báo chí đã trở thành một công cụ quan trọng để kiểm soát quyền lực nhà nước, thể hiện vai trò giám sát đối với các cơ quan công quyền. Hành động vu khống Việt Nam không có tự do báo chí của RSF là điều không thể chấp nhận được.

Bảo An

* Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả 

Tags :
Đọc nhiều