7
category
467075

“Hạm đội 49 tàu” của Nga không đấu nổi “1 tàu ngầm” của Thổ Nhĩ Kỳ?

20/01/2021 09:55

Nga có Hạm đội Biển Đen với 49 tàu, các trang thiết bị radar, phòng không hiện đại án ngữ ở Crimea, nhưng một chiếc tàu ngầm của Thổ Nhĩ Kỳ mới là chủ cuộc chơi.

"Hạm đội 49 tàu" của Nga không đấu nổi "1 tàu ngầm" của Thổ Nhĩ Kỳ?

Nga vùng vẫy ở Biển Đen

Nga coi việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng về phía Đông là mối đe dọa đối với an ninh của nước này.

Theo Naval News, sau khi sáp nhập Crimea như một cách để giữ thế cân bằng chiến lược trước sự bành trướng của NATO sang Đông Âu và rộng hơn là khu vực Biển Đen, Nga đã tăng cường sức mạnh của Hạm đội Biển Đen tại căn cứ hải quân Sevastopol. Số lượng tàu chiến đóng tại căn cứ đã tăng từ 34 lên 49 chiếc, trong khi tổng số tàu ngầm tăng từ 1 lên 7 chiếc.

Hạm đội bao gồm 6 tàu ngầm và 3 khinh hạm lớn lớp Đô đốc Grigorovich mới, được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kalibr và 4 tàu hộ tống cũng được trang bị tên lửa Kalibr. Ngoài ra, còn có 3 khinh hạm khác, với ít nhất 13 tàu hộ tống và 2 tàu đổ bộ sẽ được sản xuất cho Hạm đội Biển Đen.

Một mối quan tâm quân sự lớn khác sau khi Nga sáp nhập Crimea đó là các hệ thống radar vượt đường chân trời của nước này có thể bao phủ gần như toàn bộ Biển Đen.

Khi tên lửa đất đối không của Nga bắt đầu tiến vào Crimea vào năm 2014 và 2015, các radar phòng không, bao gồm cả cảnh báo sớm tầm xa, thu nhận mục tiêu và radar gắn kết mục tiêu, cũng bắt đầu dần được tăng cường.

Moscow cũng chuyển hệ thống radar Monolith-B đến Sevastopol, đây là loại radar tìm kiếm và nhắm mục tiêu chủ động lẫn thụ động cung cấp phạm vi bao phủ gần như toàn bộ Biển Đen khi nó được bố trí.

Nó có phạm vi phát hiện thụ động khoảng 450 km và mang lại cho quân đội Nga hình ảnh thời gian thực rõ ràng về vị trí của các tàu mặt nước của đối thủ đang hoạt động ở Biển Đen.

Các máy bay chiến đấu cánh cố định đặt tại sân bay Belbek gần Sevastopol và các nơi khác ở Crimea cũng gia tăng về số lượng. Moscow cũng triển khai hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion P được trang bị tên lửa hành trình chống hạm P-800 Oniks, có tầm bắn lên tới 300 km.

Sự lớn mạnh của lực lượng quân sự Nga ở Biển Đen đã làm thay đổi vị thế thống trị của hải quân trong khu vực theo hướng có lợi cho nước này. Tuy nhiên, việc Nga tăng cường sức mạnh sau khi sáp nhập Crimea được cho là đã dẫn đến một tình thế khó xử về an ninh đối với các quốc gia NATO ở Biển Đen.

Nga đang sử dụng Biển Đen làm nền tảng cho các hoạt động xa hơn. Quyền kiểm soát Crimea đã cho phép Nga sử dụng Biển Đen làm nền tảng để khởi động và hỗ trợ các hoạt động hải quân ở Đông Địa Trung Hải.

Chiến lược của Nga là sử dụng vị trí địa lý của Địa Trung Hải để bảo vệ sườn phía Nam, trong khi tìm cách thách thức uy thế hải quân của NATO và Mỹ ở phía Đông Địa Trung Hải.

Tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ

Hạm đội 49 tàu của Nga không đấu nổi 1 tàu ngầm của Thổ Nhĩ Kỳ? - Ảnh 2.
Tàu ngầm AIP của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đối trọng với Nga ở Biển Đen.

Trong ngắn và trung hạn, vai trò của hải quân Nga sẽ là trở thành lực lượng răn đe hạn chế các hoạt động của Mỹ và NATO ở phía Đông Địa Trung Hải và cung cấp khả năng phòng thủ cho các cuộc tiếp cận của đối thủ qua Biển Đen.

Do những bất đồng giữa các thành viên NATO ở Biển Đen nên liên minh đã không thống nhất được chiến lược tại vùng biển này. NATO vẫn coi Nga là một mối đe dọa. Việc Nga khéo léo sử dụng sức mạnh hải quân ở Biển Đen và Đông Địa Trung Hải đã làm tăng mức độ đe dọa hơn nữa.

Trong Chiến tranh Lạnh, các kế hoạch hoạt động của NATO thường dựa vào các tàu ngầm của Thổ Nhĩ Kỳ để vô hiệu hóa sức mạnh đổ bộ và hải quân của Liên Xô ở Biển Đen. Nhưng thời thế đã khác, câu hỏi đặt ra là, liệu Thổ Nhĩ Kỳ có thể cân bằng với lực lượng Nga ở Đông Địa Trung Hải và Biển Đen ngày nay?

Do thương vụ S-400, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã vấp phải những tranh cãi. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một trong những thành viên quan trọng nhất của NATO. Nhờ những tiến bộ trong công nghệ máy bay không người lái vũ trang, Thổ Nhĩ Kỳ đã làm thay đổi cán cân quân sự ở Libya, Syria trước Nga.

Đối với an ninh Biển Đen, tên lửa dẫn đường Atmaca và tên lửa hành trình Gezgin là những vũ khí giúp tăng cường sức mạnh hỏa lực của lực lượng hải quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, một trong những dự án quan trọng nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm gần đây là Dự án tàu ngầm với hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).

Khi dự án này hoàn thành, lực lượng Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có những tàu ngầm hoạt động tĩnh lặng, rất khó bị phát hiện và có thể ở dưới nước trong 3 tuần.

Nếu các tàu ngầm này được trang bị tên lửa hành trình Gezgin, thì lực lượng hải quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có được khả năng tấn công bí mật vào bờ biển ở độ sâu lớn.

Ngoài mối đe dọa đối với các mục tiêu ven biển, tàu ngầm của Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ là mối đe dọa đối với các tàu ngầm Nga ở Biển Đen.

Do những thất bại trong dự án tàu ngầm lớp Lada, Nga hiện không có tàu ngầm AIP. Bất chấp sức mạnh quân sự khổng lồ của mình, Nga dường như dễ bị tấn công trước các tàu ngầm AIP của Thổ Nhĩ Kỳ.

Để hạn chế việc sử dụng sức mạnh hải quân của Nga ở Biển Đen và Đông Địa Trung Hải chống lại mình, NATO có thể triển khai các tàu ngầm AIP của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tờ Naval News nhận định, Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của hải quân Nga ở Biển Đen và Đông Địa Trung Hải với các tàu ngầm có hệ thống đẩy không khí độc lập, trang bị tên lửa hành trình Gezgin trong kiểu tác chiến lấy mạng làm trung tâm.

Trương Mạnh Kiên

Tags :
Đọc nhiều