Hải quân Việt Nam đưa “pháo dàn” H12 lên tàu chiến từ khi nào?

09/02/2021 10:37

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hải quân Việt Nam có trang bị rất thô sơ, chủ yếu là các tàu nhỏ với hoả lực súng máy. Tuy nhiên chúng ta đã sáng tạo, chủ động nâng cấp hoả lực phóng loạt cho các tàu chiến cỡ nhỏ này.

Sáng tạo: Hải quân Việt Nam đưa "pháo dàn" H12 lên tàu chiến từ khi nào? - Ảnh 1.
Trong thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam, lực lượng hải quân của ta có trang bị rất thô sơ, chủ yếu là các tàu, thuyền nhỏ, không đủ khả năng đối đầu với Hải quân Mỹ mạnh nhất thế giới thời điểm đó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sáng tạo: Hải quân Việt Nam đưa "pháo dàn" H12 lên tàu chiến từ khi nào? - Ảnh 2.
Để tăng cường thêm sức mạnh cho lực lượng tàu chiến của Hải quân Việt Nam, chúng ta đã có nhiều cải biên, trang bị thêm nhiều loại hoả lực mạnh lên các tàu chiến này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sáng tạo: Hải quân Việt Nam đưa "pháo dàn" H12 lên tàu chiến từ khi nào? - Ảnh 3.
Một trong những đề án nâng cấp, cải tiến hoả lực cho các tàu cỡ nhỏ được xem là có triển vọng nhất chính là việc trang bị tổ hợp pháo phản lực phóng loạt H12 cho các tàu chiến của ta. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sáng tạo: Hải quân Việt Nam đưa "pháo dàn" H12 lên tàu chiến từ khi nào? - Ảnh 4.
H12 là tên Việt Nam dùng để gọi các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt cỡ nhỏ Type 63 do Trung Quốc sản xuất. Tổ hợp pháo này có tổng cộng 12 ống phóng chia ba hàng, cỡ nòng 107mm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sáng tạo: Hải quân Việt Nam đưa "pháo dàn" H12 lên tàu chiến từ khi nào? - Ảnh 5.
Loại pháo phản lực Type 63 này tới nay vẫn rất phổ biến do có kích thước nhỏ, trọng lượng chỉ hơn 600 kg và có tầm bắn khá tốt, tối đa có thể lên tới 8 km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sáng tạo: Hải quân Việt Nam đưa "pháo dàn" H12 lên tàu chiến từ khi nào? - Ảnh 6.
Nhược điểm của pháo phản lực phóng loạt H12 đó là khi trang bị lên tàu chiến, nó không có bộ bù trừ giao động của mặt nước – khiến cho việc khai hoả thiếu chính xác. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sáng tạo: Hải quân Việt Nam đưa "pháo dàn" H12 lên tàu chiến từ khi nào? - Ảnh 7.
Tuy nhiên với loại hoả lực này, các tàu chiến của ta hoàn toàn có đủ sức mạnh để yểm trợ, dọn bãi đổ bộ, tấn công biển, đảo,… phục vụ cho những cuộc tấn công đổ bộ sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sáng tạo: Hải quân Việt Nam đưa "pháo dàn" H12 lên tàu chiến từ khi nào? - Ảnh 8.
Hiện tại, phương án nâng cấp pháo phản lực phóng loạt lên tàu chiến cũng được nhiều quốc gia áp dụng. Trong ảnh là pháo phản lực Grad-M được Nga đặt lên tàu chiến hải quân. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sáng tạo: Hải quân Việt Nam đưa "pháo dàn" H12 lên tàu chiến từ khi nào? - Ảnh 9.
Với các thiết bị quang điện tử hiện đại, kèm theo đó là các loại đạn phản lực có dẫn đường, thứ hoả lực này sẽ cung cấp sức mạnh vượt trội sau mọi pha khai hoả. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sáng tạo: Hải quân Việt Nam đưa "pháo dàn" H12 lên tàu chiến từ khi nào? - Ảnh 10.
Hoả lực phản lực phóng loạt rất phù hợp với lối đánh tấn công đổ bộ nên nó thậm chí còn được trang bị lên các tàu đệm khí – phương tiện chở quân và thiết giáp phục vụ đổ bộ đường biển. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sáng tạo: Hải quân Việt Nam đưa "pháo dàn" H12 lên tàu chiến từ khi nào? - Ảnh 11.
Pháo phản lực chống ngầm RBU-6000 cũng có thể coi là đã ra đời dựa trên cảm hứng từ việc đặt các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt lên tàu chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sáng tạo: Hải quân Việt Nam đưa "pháo dàn" H12 lên tàu chiến từ khi nào? - Ảnh 12.
Điểm khác biệt của RBU-6000 đó là đầu đạn của nó sẽ không phát nổ ngay khi đâm xuống mặt nước mà sẽ phát nổ sau khi chìm – tấn công tàu ngầm như bom chìm mà không cần tàu khu trục phải đi chính xác vào vị trí của tàu ngầm. Nguồn ảnh: Pinterest.

 

Tags :
Đọc nhiều