28
category
427603

Hà Nội thí điểm đổi 5.000 xe máy cũ lấy xe máy mới: Tiền hỗ trợ lấy từ đâu?

08/09/2020 08:15

Theo thống kê, Hà Nội đang có hơn 2,5 triệu xe máy có tuổi đời trên 18 năm, nếu triển khai chương trình thí điểm đổi xe máy cũ lấy xe máy mới, mỗi xe sẽ được hỗ trợ từ 2 đến 4 triệu đồng. Dư luận đang quan tâm: tiền hỗ trợ lấy từ đâu?

Hà Nội hiện có hơn 6 triệu phương tiện nhưng chỉ nửa triệu ô tô là được kiểm soát khí thải, niên hạn

Giảm ô nhiễm,

Nhằm từng bước giúp kiểm soát khí thải phương tiện xe máy, giảm ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông, Sở TN&MT Hà Nội vừa đề xuất thành phố Hà Nội chấp thuận chương trình “Nghiên cứu thí điểm đo khí thải và hỗ trợ đổi xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn thành phố”.

Cụ thể, đơn vị thực hiện lập 8 trạm đo khí thải và 30 đại lý hỗ trợ đổi xe máy cũ trên địa bàn 6 quận là: Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông để triển khai chương trình. “Khi người dân mang xe máy cũ đến các địa điểm này để đo kiểm về khí thải, nếu xe không bảo đảm điều kiện, sẽ được Hiệp hội Xe máy Việt Nam (VAMM) hỗ trợ kinh phí đổi xe máy mới với mức hỗ trợ 2 – 4 triệu đồng/trường hợp”, đại diện đơn vị triển khai thông tin.

Đề xuất cho biết, trên địa bàn Hà Nội hiện có hơn 5,7 triệu xe máy, trong đó có khoảng 2,5 triệu xe máy cũ, đăng ký trước năm 2000. Ngoài ra, chưa kể các phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn thành phố. “Khí thải từ các phương tiện này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng môi trường không khí đô thị và là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân Thủ đô”, đề xuất cho biết.

Từ thực tế trên, để từng bước cải thiện chất lượng không khí, tránh ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông, Sở TN&MT Hà Nội đề xuất UBND thành phố chấp thuận cho triển khai thí điểm chương trình trong 3 tháng, bắt đầu từ tháng 9 – 12/2020.

Về nguồn kinh phí thực hiện, đại diện Sở TN&MT cho biết, Hiệp hội Xe máy Việt Nam chủ động kinh phí đầu tư các thiết bị đo khí thải và lắp đặt tại 8 địa điểm đo kiểm khí thải và 30 trạm đổi xe; số lượng xe máy tham gia chương trình sự kiến là 5.000 xe. Sở TN&MT chủ trì các hoạt động tuyên truyền.

Cho rằng, chủ phương tiện sử dụng xe máy cũ nát, xả thải ô nhiễm ra môi trường phải được tuyên truyền, thậm chí cơ quan có trách nhiệm cần phải ngăn chặn, do vậy các chuyên gia, tổ chức xã hội nêu ý kiến: nếu lấy ngân sách ra để hỗ trợ là không hợp lý. “Thành phố cần làm rõ nguồn kinh phí thực hiện chương trình, đặc biệt là khoản hỗ trợ từ 2 – 4 triệu/xe máy thay mới là lấy từ đâu”, ông Nguyễn Sinh Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội đề nghị.

Ngày 15/9 báo cáo phương án cụ thể

Ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Yên Viên, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, ông ủng hộ chương trình và cho rằng thành phố Hà Nội hiện nay có hơn 6 triệu phương tiện nhưng mới chỉ có nửa triệu xe ô tô được kiểm soát khí thải, niên hạn sử dụng, còn xe máy gần như “thả nổi”. Theo ông Tùng, xe máy đang chiếm trên 80% lưu lượng trên đường, nếu không kiểm soát được khí khải, niên hạn sử dụng thì việc giảm ô nhiễm môi trường cho đến kiểm soát xe cá nhân rất khó thực hiện.

Tuy nhiên, với việc đo khí thải các xe máy, ông Tùng lưu ý để đảm bảo công bằng và tránh bức xúc xã hội, cơ quan thực hiện cần có tiêu chí rõ ràng và đưa ra căn cứ pháp lý khi kết luận xe này đạt, xe kia không đạt.

Về nội dung đánh giá tiêu chuẩn khí thải, ông Thái cho biết, đơn vị thực hiện sẽ dựa vào một số tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện xe cơ giới hiện nay và tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhà sản xuất xe máy để đưa ra các mức tính toán cho phù hợp. “Nhiệm vụ quan trọng nhất của chương trình là giúp các cơ quan chức năng của thành phố đánh giá về thực trạng xả khí thải của xe máy trên đường hiện nay; tiếp đến là thông báo cho chủ xe được biết để có phương án sử dụng phương tiện (tiếp tục giữ hay đổi xe mới) cho phù hợp. Chương trình hoàn toàn không có chuyện áp đặt chủ xe phải bỏ xe cũ, hay chuyển sang xe mới”, ông Thái thông tin.

Trước đề xuất của Sở TN&MT, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng vừa có ý kiến về nội dung này. Theo đó, ông Nguyễn Thế Hùng giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với Sở GTVT, Tài chính, TT&TT, VH&TT, các quận có liên quan trao đổi, cho ý kiến và thống nhất đề xuất về chương trình trên, báo cáo nội dung với UBND thành phố trước ngày 15/9/2020.

Chiều 7/9, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội (Sở TN&MT Hà Nội) – đơn vị soạn thảo chương trình cho biết, toàn bộ chi phí thực hiện trong đó có lập 8 trạm đo khí thải trên địa bàn 6 quận và hỗ trợ chủ phương tiện xe cũ từ 2 đến 4 triệu đều do Hiệp hội Xe máy Việt Nam chịu trách nhiệm. Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội chỉ là đơn vị đưa ra đề xuất, tuyên truyền, sau đó phối hợp với các sở ngành có liên quan hỗ trợ Hiệp hội Xe máy Việt Nam triển khai thực hiện.

Trọng Đảng

Tags :
Đọc nhiều