148628
topics
562621

Hà Nội mất “vùng xanh”: Các hoạt động kinh doanh, sản xuất, thể thao thay đổi thế nào?

02/11/2021 06:35

Nhìn lại năm 2021-2022, khi hầu hết các nước vẫn còn khó khăn lao đao vì đại dịch covid-19, thế nhưng Việt Nam khi ấy đã hoàn thành xuất sắc công tác ngoại giao vaccine, góp phần đưa đất nước vượt khỏi tâm bão dịch bệnh. Và năm 2023 lại một khó khăn tương tự diễn ra – suy thoái toàn cầu. Về quy mô thì tương tự như dịch bệnh, khi từ những nền kinh tế phát triển đến nền kinh tế đang phát triển đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, nhiều câu hỏi được đặt ra như liệu công tác ngoại giao kinh tế có phát huy được hiệu quả tương tự? Kinh tế nửa cuối năm 2023 liệu có khởi sắc?

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế – xã hội đất nước 6 tháng cuối năm 2023.

Đầu tháng 7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế – xã hội đất nước 6 tháng cuối năm 2023 do Bộ Ngoại giao tổ chức.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh, ngoại giao kinh tế cần tranh thủ mọi cơ hội để thúc đẩy các động lực tăng trưởng. Cần tiếp tục phát huy tinh thần tương tự như khi triển khai ngoại giao vaccine trong thời kỳ dịch bệnh, đó là tinh thần không câu nệ, miễn là có hiệu quả cao nhất. Lấy lợi ích quốc gia – dân tộc, hiệu quả thực chất làm tiêu chí hàng đầu; đề cao đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương; người dân vừa là chủ thể, vừa là trung tâm, là động lực.

Vậy ngoại giao kinh tế sẽ đem được gì về cho đất nước trong bối cảnh toàn cầu đều suy thoái hiện nay?

Hiện nay, có thể ví dòng vốn đầu tư như một liều thuốc kích thích cho nền kinh tế và nhìn rộng hơn nữa ngoại giao kinh tế sẽ là một thỏi nam châm thu hút được dòng vốn nước ngoài về cho đất nước.

Trên thực tế, triển vọng ảm đạm chỉ làm suy giảm tâm lý đầu tư, chứ không hề khiến dòng tiền bị bốc hơi. Do đó ngoại giao sẽ mở đường cho việc kêu gọi, thúc đẩy, thuyết phục các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư, mở rộng hơn nữa vào Việt Nam.

Bối cảnh chính trị hiện nay may mắn lại hẫu thuẫn cho việc đó. Như tại sự kiện Thủ tướng Phạm Minh Chính công tác tại Thiên Tân, Trung Quốc vừa qua. Trong chuyến công tác, Thủ tướng đã tham gia Diễn đàn kinh tế thế giới WEF quy tụ các nhà lãnh đạo toàn cầu và vào thời điểm quan trọng đối với nền kinh tế thế giới để họp bàn về các vấn đề hệ trọng nổi lên gần đây.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Giáo sư Klaus Schwab, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF

Những vấn đề nóng, những thay đổi lớn vô tình tạo nên chủ để đề bàn tán và động lực để dòng vốn chuyển hướng. Những cuộc họp, thảo luận của giới đầu tư toàn cầu suy cho cùng cũng là nhằm tìm ra đầu là thị trường lý tưởng nhất để đầu tư thời kỳ suy thoái hay khi những mối quan hệ chính trị giữa các nước thay đổi đầu tư vào đâu sẽ là bền vững nhất. Đó là cơ hội của ngành ngoại giao Việt Nam, cần xuất hiện nhiều hơn, thảo luận sâu hơn để kịp thời thu hút dòng vốn về cho đất nước.

Ngoài ra, ngoại giao kinh tế cần quan tâm đến những quốc gia thiết lập mối quan hệ cấp cao với Việt Nam. Giai đoạn cao điểm đón khách quốc tế thường bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 3, 4 năm sau. Do đó cần tận dụng mối quan hệ thân thiết để quảng bá hình ảnh Việt Nam với du khách quốc tế. Thu hút dòng khách nước ngoài là động lực quan trọng vào thời điểm nhu cầu tiêu dùng trong nước suy giảm.

Bên cạnh đó với những quốc gia Việt Nam thiết lập quan hệ chưa lâu hoặc hợp tác chưa sâu về thương mại, thì đây chính là thời điểm phù hợp để xúc tiến. Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 192 quốc gia trên thế giới. Vì vậy, chúng ta cần nhìn vào những thế mạnh của từng nước và mạnh dạn đề xuất hợp tác.

Ngoại giao kinh tế không chỉ là đem thế giới về với đất nước mà còn phải đem đất nước đến với thế giới. Tin rằng với nỗ lực và thế mạnh sẵn có của ngành ngoại giao, Việt Nam có thể tranh thủ được nhiều cơ hội để thúc đẩy các động lực tăng trưởng, vực dậy kinh tế nửa cuối năm 2023 và làm tiền đề cho năm 2024.

Huy Hoàng

Đọc nhiều