419
category
403867

Giới thiệu bầu ĐBQH và HĐND các cấp: không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn

Han Cao 25/06/2020 07:11

Mới đây Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45 “về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026” ngày 20 tháng 6. Trong khi lịch dự kiến diễn ra bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 – 2026 còn khoảng 1 năm nữa mới diễn ra (dự kiến chủ nhật 23.5.2021). Cho thấy sự kịp thời cũng như sự chu đáo trong công tác chuẩn bị của Đảng.

Công tác bầu cử sẽ chọn ra những người đại diện chất lượng nhất đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.

Kịp thời trong bối cảnh nhiều biến động

Sự kiện Chính trị quan trọng này của Đảng và đất nước diễn ra trong bối cảnh nhiều biến động nên cần có sự tiên lượng, dự đoán. Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam có nhiều thay đổi toàn diện trên các lĩnh vực từ văn hóa, xã hội, kinh tế. Đây cũng là dịp để đánh giá nhìn nhận lại những thách thức khó khăn từ đó lựa chọn, bầu ra những đại diện ưu tú xuất sắc, đủ đức đủ tài đại diện ý chí nguyện vọng của nhân dân.

Trong Chỉ thị số 45, Bộ Chính trị đã chỉ rõ các nhiệm vụ mà cấp ủy cấp dưới cần thực hiện để đảm bảo công tác bầu cử diễn ra tốt đẹp nhất. Làm việc theo kế hoạch, căn cứ vào đó để lãnh đạo, chỉ đạo công tác tổ chức bầu cử trên các nguyên tắc cơ bản như dân chủ, bình đẳng, an toàn tiết kiệm.

Sự lãnh đạo của Đảng hay tính Đảng là yếu tố rất quan trọng đối với công tác bầu cử. Chính vì thế cần có sự đảm bảo về vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác nhân sự một cách tập trung và thống nhất cao. Điều này không chỉ ở dịp bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân mới có mà ngay trong các buổi sinh hoạt của Đảng luôn được thực hành, đó là “tập trung dân chủ”.

Sự kịp thời trong việc xác định ai là người đủ tiêu chuẩn 

Những cá nhân được giới thiệu là những người tiêu biểu, có lập trường chính trị vững vàng, đủ điều kiện tham gia hoàn thành các nhiệm vụ mà đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải gánh vác. Bên cạnh đó, Bộ Chính trị cũng chỉ rõ những người có biểu hiện về sa sút phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng uy tín của đảng không được giới thiệu.

Điều này được rút ra từ thực tiễn công tác lãnh đạo của Đảng trong nhiệm kỳ vừa qua cũng như công tác phòng chống tham nhũng. Ngăn chặn ngay từ ban đầu những cá nhân có phẩm chất không đạt yêu cầu, hoặc có biểu hiện tiêu cực là cách tốt nhất để chọn ra người Đại biểu xứng đáng đại diện cho tiếng nói nhân dân.

Cơ cấu bầu Đại biểu Quốc hội là 500 người thiên về đại biểu chuyên trách là đa số, không để tình trạng kiêm nhiệm quá nhiều. Bộ Chính trị nhấn mạnh về chất lượng Đại biểu chứ không chạy theo số lượng, không vì cơ cấu số lượng mà làm giảm các tiêu chí về chất lượng. Công tác bầu cử sẽ chọn ra những người đại diện chất lượng nhất đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.

Sự kịp thời trong hướng dẫn công tác chuẩn bị

Tiếp theo là quy trình giới thiệu, hiệp thương giới thiệu phải được tiến hành chặt chẽ có sự tham gia chỉ đạo của cấp ủy đảng, đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đúng với quy định của pháp luật, đảm bảo người dân có quyền bầu cử, ứng cử của mình. Chỉ thị số 45 là một minh chứng sắc nét về sự lãnh đạo, hướng dẫn của cơ quan Trung ương đối với công tác bầu cử sắp tới.

Quy định chặt chẽ về quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, quy trình tự ứng cử, quy định việc được làm và không được làm trong vận động bầu cử. Mọi hoạt đồng cần có sự quy định cụ thể và rõ ràng để hạn chế tối đa các sai xót, khuyết điểm có thể xảy ra. Xây dựng một quy định chặt chẽ là tinh thần xuyên suốt của Chỉ thị số 45. Vì ngay từ đầu đã chặt chẽ thì công tác bầu cử diễn ra rất suôn sẻ.

Công tác tuyên truyền là một nội dung quan trọng được nêu ra trong Chỉ thị số 45. Tuyên truyền giúp người dân hiểu được ý nghĩa và mục đích của sự kiện chính trị toàn quốc. Tuyên truyền để người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình đối với cơ quan quyền lực đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng, lợi ích của họ. Không chỉ dừng ở đó, tuyên truyền còn là việc đi sâu, chi tiết vận động người dân nghiên cứu kỹ danh sách người ứng cử để lá phiếu của người dân phát huy tối đa sức mạnh.

Sự kiện bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là một sự kiện lớn của đất nước. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là vô cùng cần thiết để bầu cử diễn ra tốt đẹp. Xây dựng sẵn các phương án phòng ngừa, đẩy lùi những cuộc gây rối, vì các thế lực thù địch thường lợi dụng dịp này để xuyên tạc, chống phá, gây rối an ninh trật tự.

Để làm được những điều trên cần có sự tham gia đồng bộ của các ban cán sự, đảng đoàn mặt trận, Hội đồng bầu cử quốc gia, cấp ủy các cấp. Từ Chỉ thị số 45 làm căn cứ để cấp ủy các cấp xây dựng kế hoạch, tổ chức làm theo. Đây như một văn kiện “soi đường” cho công tác lãnh đạo bầu cử của cấp ủy Đảng cấp dưới.

Chỉ thị số 45 được ban hành rất chính xác và kịp thời, nói là sớm trước 1 năm nhưng không sớm nếu công tác chuẩn bị được làm ngay từ bây giờ. Khi chuẩn bị mới nhận ra những thiếu sót, làm càng sớm tức là chuẩn bị càng kỹ, chuẩn bị càng kỹ thì tỷ lệ thành công càng cao. Đó chính là tinh thần lãnh đạo của Bộ Chính trị thông qua Chỉ thị số 45 nói riêng và tinh thần lãnh đạo của Đảng trong tổ chức bầu cử nói chung.

Han Cao

(Bài viết thể hiện văn phong, quan điểm riêng của tác giả) 

Đọc nhiều