Nhân vụ nhóm người phản loạn gốc Việt mang cờ vàng ba sọc đỏ xâm nhập vào Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở đồi Capitol trong vụ bạo loạn 6/1/2021. Lá cờ vàng ba sọc đỏ bị xếp chung với những lá cờ của các nhóm phản loạn và kỳ thị, thậm chí có cảnh sát gốc Việt bị FBI bắt giữ gây sôi sục cộng đồng người Việt tại Mỹ. Một số người ở hải ngoại liền lu loa nói rằng “cờ vàng ba sọc được Triều Nguyễn dùng từ thời Thành Thái”. Sự thật như thế nào? Những thông tin hình ảnh, nhận định của các tác giả và nhà nghiên cứu lịch sử sẽ giúp bạn đọc nhìn nhận đúng sự thật lịch sử của dân tộc.
Thực ra, thông tin “cờ vàng ba sọc có từ thời Thành Thái” chỉ xuất hiện những năm gần đây trên mạng. Nguồn cơn có lẽ từ bài “Quốc Kỳ Việt Nam: Nguồn Gốc và Lẽ Chính Thống” của Nguyễn Đình Sài (đảng viên cao cấp của đảng Việt Tân) đăng trên trang “Việt Tân” tháng 9/2004.
Phẫn nộ với thông tin sai trái “cờ vàng ba sọc có từ thời Thành Thái”, GS Phạm Quang Tuấn (tại Đại học New South Wales, Úc) viết: “Đối với những người đã lớn lên dưới lá cờ vàng ba sọc như tôi thì đây là một tin kinh ngạc, vì suốt thời đi học và suốt thời kỳ tồn tại của VNCH (cho tới 1975) không có thông tin nào về cờ vàng ba sọc trong triều Nguyễn. Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, trước Đệ Nhị Thế Chiến nước ta không có quốc kỳ, chỉ có cờ riêng của vua, dùng khi vua xuất hiện. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, vua Bảo Đại ấn định quốc kỳ đầu tiên, cờ Long Tinh nền vàng với một sọc đỏ bề ngang bằng 1/3 lá cờ. Lá cờ này cũng chỉ áp dụng ở Bắc và Trung Kỳ, vì Nam Kỳ hãy còn là đất của Pháp và dùng cờ Pháp. Năm 1948 họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ kiểu cờ vàng ba sọc đỏ và đệ trình quốc trưởng Bảo Đại để làm quốc kỳ cho ‘Quốc Gia Việt Nam'”.
Nực cười thay, vì để chứng minh về lá cờ của vua Thành Thái, tác giả Nguyễn Đình Sài đã dẫn chứng từ trang mạng Worldstatesmen của Ben Cahoon nhưng lại không có xuất xứ và biện minh rằng đây là một “phát kiến” về lịch sử. Nhưng khi GS Phạm Quang Tuấn viết thư hỏi chủ trang Worldstatesmen thì ông Ben Cahoon lại trả lời : “There is much confusion and contradictory information about early flags of Vietnam. However, I do not have detailed record on every national flag on my webpage?” (Có nhiều nguồn tin lộn xộn, trái ngược nhau về lá cờ đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, tôi không có chi tiết về mỗi lá cờ quốc gia trên trang của tôi). Thậm chí, Ben Cahoon còn viết: “I wish they would remove that line as I do not have any extensive collections on Vietnamese flags ” (Tôi ước rằng họ bỏ cái dòng chữ đó đi, vì tôi không có bộ sưu tập nào về lá cờ Việt Nam). “Dòng chữ đó” là dẫn chứng về lá cờ vàng ba sọc.
Không muốn bị viện dẫn làm bằng chứng, Ben Cahoon dẫn nguồn lại từ Nguyễn Đình Sài. Thế là hai ông dẫn nguồn của nhau. Tiếng Anh gọi là circular reference, dẫn chứng vòng quanh, theo logic không thể chấp nhận. Không loại trừ khả năng là chính Nguyễn Đình Sài hoặc người của “Việt Tân” đã “mớm tin vịt” về lá cờ Thành Thái cho Ben Cahoon. Và thông tin này đã lan tràn trên mạng, thậm chí lọt vào luận án tiến sĩ của một sinh viên gốc Việt ở University of California San Diego. Lan truyền trong giới nghiên cứu ngoại quốc không đọc được tiếng Việt, điều này cực kỳ nguy hiểm.
Quá bức xúc trước việc một số người cố tình tráo đổi lịch sử, GS Phạm Quang Tuấn đã tìm rất nhiều hình ảnh trong sách báo, và kết quả KHÔNG TÌM THẤY BẤT CỨ CỜ VÀNG BA SỌC NÀO TRƯỚC 1948. Chỉ có hai bức vẽ từ thời Thành Thái có lá cờ Việt Nam:
1. Tranh sơn dầu “Les Mandarins et les Autorites Françaises Attendant L’Arrivée de l’Empereur Thanh Thai” (Quan lại Việt và quan chức Pháp đang đợi vua Thành Thái), của Tran D. Trong (1903). Bức tranh này có lá cờ Pháp và cờ vàng, không hề có ba sọc đỏ ở đâu.
2. Tranh vua Thành Thái xem voi đấu cọp, in trên tạp chí Le Petit Journal của Pháp năm 1904. Bức hình này có một lá cờ Pháp đằng xa bên phải, và cạnh đài vua ngồi là một lá cờ vàng viền đỏ có vài chữ hán của họa sĩ Pháp.
Trong cả hai bức tranh vẽ thời Thành Thái, đều không có cờ vàng ba sọc đỏ. GS Phạm Quang Tuấn khẳng định: “CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ CÓ TỪ THỜI NHÀ NGUYỄN, ĐỜI THÀNH THÁI LÀ MỘT TIN ĐỒN VÔ CĂN CỨ”, không hề có lá quốc kỳ đó trước khi “Quốc Gia Việt Nam” được thiết lập năm 1948. Không nên vì nhân danh “đấu tranh cho chính nghĩa” mà dùng những ngụy tạo để bảo vệ quan điểm của mình. Làm như vậy không những vi phạm đạo đức mà còn không chóng thì chầy sẽ bị tác dụng ngược.
GS Phạm Quang Tuấn còn cho rằng, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là một học giả đã từng nắm nhiều chức vụ quan trọng thời VNCH. Nếu cờ vàng ba sọc có từ thời Thành Thái thì hẳn ông đã biết, và chính quyền miền Nam đã phổ biến rộng rãi để chứng tỏ rằng cờ của mình có truyền thống lịch sử rồi.
Trong bài phân tích của GS Nguyễn Văn Huy (Úc) phản bác thông tin cờ vàng ba sọc đỏ có từ thời Thành Thái như sau:
Thật ra cờ của triều Nguyễn trong tất cả thời kỳ đều chỉ có một kiểu duy nhất là hình vuông và có tua xung quanh. Bên trong, gồm có hai, ba hoặc bốn cái hình vuông lồng vào nhau (giống cờ ngũ sắc). Nói về người đầu tiên hô hào cờ Việt Nam Cộng Hòa là bản sao của cờ Thành Thái, GS Nguyễn Văn Huy viết rằng, Nguyễn Đình Sài bày trò tráo cờ nhằm mục tiêu chính trị, dẫn nguồn của nhau qua lại với Ben Cahoon là chơi trò “thầy đổ bóng, bóng đổ thầy”.
Trong phần về “Đại Nam Kỳ (1885-1890)”, Nguyễn Đình Sài viết lếu láo như sau: “Sau đây là hình lá cờ Đại Nam, được tìm thấy qua tài liệu của người Tây phương”, nhưng tuyệt nhiên không đưa ra bất cứ sử liệu nào.
Giai đoạn 1885-1890, nước ta có hai đời vua là vua Hàm Nghi và vua Đồng Khánh. Thì chúng ta có một bức tranh vua Đồng Khánh ở trong Hoàng cung năm 1886, bên phải phía trên có cờ Triều Nguyễn đều là hình vuông, khác hẳn “Đại Nam kỳ” Nguyễn Đình Sài vẽ ra.
Trong phần “Đại Nam Quốc Kỳ (1890-1920)”, Nguyễn Đình Sài tự bịa sử như sau: “Năm 1890 vua Thành Thái xuống chiếu thay quốc kỳ chữ Hán bằng quốc kỳ mới. Lá cờ vàng ba sọc đỏ lần đầu tiên được cấu tạo và được dùng làm quốc kỳ”… và tồn tại suốt triều vua Thành Thái”… Sau khi đối chiếu với các sử sách, bằng vào trí thức và sự chân thành của Ben Cahoon, người viết không nghĩ tác giả website đã bịa đặt ra sự kiện Cờ Vàng đã hiện hữu năm 1890-1920, cũng như Cờ Đại Nam bằng chữ Hán xoay 90 độ nghịch chiều. Hiển nhiên Cahoon đã tìm thấy trong hàng đống tài liệu hay thư khố Pháp và Mỹ hoặc các đại học, nhưng lại không trích dẫn rõ ràng tài liệu nào.”
Nguyễn Đình Sài viết láo mà lời lẽ thống thiết như thật, dù không dựa vào một tài liệu lịch sử nào bảo đảm cho lá cờ Thành Thái là cờ vàng ba sọc đỏ, và sự thật là Ben Cahoon cũng không hề thấy “trong hàng đống tài liệu hay thư khố Pháp và Mỹ hoặc các đại học” một tài liệu nào nói như vậy khi than thở với GS Phạm Quang Tuấn rằng, mong Nguyễn Đình Sài bỏ đi hàng chữ nói trang web của ông là nguồn. Biết bị lố tấm hình cờ Thành Thái là giả không có căn cứ, nhưng tại sao chưa xóa đi, có thể giải thích bằng câu tếu táo: “Má lỡ nhận tiền rồi con ạ!”.
Trái với kiểu viết khơi khơi vô căn cứ của Nguyễn Đình Sài, chúng ta có hàng loạt sử liệu chứng minh rằng, lá cờ vàng ba sọc đỏ của Thành Thái chỉ có trong trí tưởng tượng.
Những phiên bản thực sự của cờ triều Nguyễn. Dựa vào những tài liệu lịch sử, cờ của triều Nguyễn đều có hai đặc điểm: (1). Trên lá cờ, có một hoặc nhiều hình vuông (hoặc hình chữ nhật) lồng vào nhau. (2). Có tua hình ngọn lửa dọc theo đường viền. Theo thời gian xuất hiện (1890-1941), dưới đây là những hình ảnh không thể chối cãi của các lá cờ triều Nguyễn:
Trong hình là lễ duyệt binh trên đại lộ Charner (nay là đường Nguyễn Huệ) năm 1898. Ở giữa là cờ Pháp, hai bên là cờ Liên bang Đông Dương, không hề có cờ vàng ba sọc đỏ.
Trong 2 tấm hình chụp này, tấm hình trên vua Thành Thái đi tàu từ Hải Phòng về Hà nội, có cờ vuông của Triều Nguyễn, hình dưới vua Thành Thái và Hoàng hậu đến thăm phủ Toàn quyền, không hề có cờ vàng ba sọc đỏ.
Trong bức tranh vẽ Lễ Phục Mạng tại Hoàng cung ở Huế do Nguyễn Văn Nhân (họa sĩ người Hà Nội) thực hiện vào năm Ất Mùi, 1895, đời Thành Thái, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, không thấy cờ vàng 3 sọc đỏ đâu. Dưới đây là những tấm hình chụp kinh thành Huế năm 1896, đời vua Thành Thái, chỉ có cờ vuông của Triều Nguyễn, không thấy cờ vàng ba sọc đỏ, thậm chí Viện cơ mật của Nhà Nguyễn treo cờ Pháp.
Tấm hình khánh thành trụ sở của Hội Trí Tri tại Hà Nội năm 1892, thời vua Thành Thái đang tại vị. Tất cả chỉ có cờ Pháp.
Còn đây là hình chụp Đền Quán Thánh, cờ Pháp treo khắp nơi và cờ vuông rất lớn của Triều Nguyễn đời Thành Thái treo trên đỉnh cột phía trước. Không hề thấy Đại Nam Quốc Kỳ (nền vàng 3 sọc đỏ) đâu cả.
Đây là hình chụm cảnh trang trí ven sông chuẩn bị cho chuyến du ngoạn trên sông của vua Thành Thái, trong cuốn sách “Exploring Hue – Heritage Of The Nguyen Dynasty Heartland” của tác giả Tim Doling (Nhà xuất bản Thế Giới). Chúng ta nhìn thấy rõ cờ vuông, không hề có bóng dáng cờ vàng ba sọc đỏ.
Trong tấm hình chụp ngày 29-12-1897, các tân khoa làm lễ tạ ơn vua ở Vọng Cung Nam Định chỉ có lá cờ vuông Triều Nguyễn.
Trong tấm hình chụp quan lại triều đình đón Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ở Ga Phủ Lý năm 1900 chỉ có lá cờ vuông Triều Nguyễn.
Tấm hình chụp lễ khánh thành tuyến đường sắt tháng 9 năm 1900 (đời vua Thành Thái), chỉ có cờ Pháp và cờ vuông của Triều Nguyễn.
Tại Hội chợ Thế giới ở Paris vào năm 1900, cờ vua Thành Thái treo tại Cung đình Bắc kỳ (Palais du Tonkin) hình vuông, có tua theo đường viền; bên trong gồm có bốn cái hình vuông lồng vào nhau! Không hề có bóng dáng cờ vàng ba sọc đỏ.
Trong tạp chí Le Monde Colonial Illustré, số 187, xuất bản tháng 01/1939, trang 12, có một bài viết tựa là “Pèlerinages et Processions au Tonkin” (Cuộc hành hương và những cuộc diễn hành ở Bắc kỳ), tác giả Pouvourville chụp hình một đoàn người đang rước bàn thờ Phật. Người lính đi đầu cầm một lá cờ thật lớn. Lá cờ này được thiết kế y hệt lá cờ ở Paris năm 1900 ở trên, nghĩa là số lượng hình vuông màu vàng trên cờ gồm 4 cái.
Cờ Thành Thái tại Hội chợ Triển lãm Marseille năm 1906: Trong tạp chí “La Dépêche coloniale illustrée”, viết về Hội chợ Triển lãm Thuộc địa Marseille năm 1906, đời vua Thành Thái (Exposition coloniale de Marseille 1906), ra ngày 15-05-1906, trang 107, trong tấm ảnh “Palais de Tonkin” (cung đình của Bắc kỳ), lá cờ bên trái (nằm trong vòng tròn màu vàng) hình vuông, có tua hình ngọn lửa. Không hề có bóng dáng Đại Nam Quốc kỳ, cờ vàng ba sọc đỏ.
Philippe Truong còn có một tấm hình chụp một lá cờ trong khu An Nam (Trung kỳ) của cái Hội chợ đó, cũng giống y như lá cờ ở trên (xem 03. Exposition Coloniale Marseille 1906 rue et tour de l’Annam), đều là cờ vuông ngũ sắc.
Và dưới đây là tấm hình rõ nét chụp một đoàn hát của Hí viện Đông Dương trong cuộc Hội chợ Triển lãm ở Marseille vào năm 1906, trong đó hai người diễn viên bìa ngoài, mỗi người cầm một cây cờ đời Thành Thái có hình vuông.
Phủ toàn quyền Đông Dương (nay là Phủ Chủ tịch) được xây dựng giai đoạn 1901-1906, vào thời vua Thành Thái cũng chỉ treo cờ Pháp, không thấy cờ vàng ba sọc đỏ.
Trong tấm hình chụp toàn cảnh lễ đón Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut đến Ga Hà Nội năm 1917, thì chỉ có một lá cờ Pháp to treo trước Nhà Ga. Cờ Đại Nam Quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ do Nguyễn Đình Sài đưa ra chỉ có thể là một sản phẩm của trí tưởng tượng.
Đến lượt Long Tinh Kỳ (1920 – 10/03/1945). Giai đoạn này gồm hai đời vua Khải Định và Bảo Đại. Trong bài “Quốc Kỳ Việt Nam: Nguồn Gốc và Lẽ Chính Thống”, Nguyễn Đình Sài tự viết như hình dưới sau:
Long Tinh Kỳ cũng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của Nguyễn Đình Sài. Vì có rất nhiều hình chụp cờ triều Nguyễn trong giai đoạn 1920-1945 chỉ là cờ vuông, bên trong gồm nhiều hình vuông lồng vào nhau. Bên ngoài có tua như lửa.
Cờ Khải Định tại Hội chợ Triển lãm Marseille năm 1920: Trong clip “Annamite Temple In France (1920)”, Thống chế Joseph Joffre dự lễ khánh thành Đền tưởng niệm Tử sĩ Đông Dương, vinh danh những người lính Việt đã chết trong cuộc chiến chống Đức để bảo vệ nước Pháp, thời Đệ Nhất Thế Chiến. Thống chế dẫn đầu một cuộc diễn hành gồm có quan chức và lính Pháp tiến vào một đền thờ An Nam ở Vườn thuộc địa Nogent-sur-Marne, ngoại ô Paris, ngày 09/06/1920. Cờ của triều Nguyễn, đời Khải Định đều là cờ có 4 hình vuông lồng vào nhau, không có chỗ nào giống cờ của Trần Thu Huyền hoặc của nhà xuất bản Viễn Đông.
Cờ Khải Định tại Hội chợ Triển lãm Marseille năm 1922: Vào ngày 20/05/1922, vua Khải Định đi Pháp để dự Hội chợ Triển lãm Marseille. Lần này vua Khải Định đích thân dự lễ tại đền Kỷ niệm Tử sĩ Đông Dương tại vườn thuộc địa Nogent-sur-Marne, cờ triều Nguyễn được treo ở đằng sau một bức tường. Cờ cũng có hai hình vuông lồng vào nhau.
Dưới đây là hình chụp từ clip “l’Indochine à l’Exposition Coloniale à Marseille 1922” của StephendelRoser. Lính triều Nguyễn đang làm lễ tại đền Kỷ Niệm Tử sĩ Đông Dương ngoại ô Paris, nhân dịp vua Khải Định tới dự Hội chợ Triển lãm Marseille 1922. Hãy xem những lá cờ chính thức của đời vua Khải Định luôn là hình vuông có giống những lá cờ Long Tinh Kỳ do Việt Tân vẽ vời hay không?
Trong tấm hình Tổng thống Pháp Millerand thăm khu hội chợ của An Nam tại Marseille ngày 7-5-1922 ở trên, chỉ có cờ vuông của Triều Nguyễn, không hề có “Long Tinh Kỳ”.
Trong hình chụp cảnh đoàn ngự quân rước vua Khải Định đi lễ Nam Giao năm 1924 chỉ có cờ vuông Triều Nguyễn, không hề có Long Tinh Kỳ như hình vẽ ở trên.
Trong tấm hình chụp tháng 9-1924 các quan đại thần đứng chờ tại điện Cần Chánh trong lễ Tứ Tuần của vua Khải Định, chỉ có lá cờ vuông của Triều Nguyễn.
Vua Khải Định mất ngày 06/11/1925. Trong tấm hình chụp lễ quốc tang của vua Khải Định, viên Toàn quyền Pháp đến dự lễ tang. Lá cờ chính có hình vuông chính giữa màu trắng có tua.
Cờ Bảo Đại trong lễ đăng quang năm 1926: Dưới đây là những tấm hình về lễ đăng quang của Bảo Đại ở điện Thái Hòa, ngày 08/01/1926 chỉ thấy cờ vuông Triều Nguyễn.
Hình chụp vua Bảo Đại cùng với Quan Toàn Quyền Đông Dương A.Varrene đến thăm Pháp năm 1927, chỉ có cờ Pháp và cờ Vuông của Triều Nguyễn. Không hề có Long Tinh Kỳ (1920-1945) 2 sọc vàng một sọc đỏ ở đâu cả.
Trên đây là hình được chụp thập niên 1920-1929, tại Hà Đông, trong lễ Tết tại một ngôi đình, có khoảng 10 lá cờ vuông muôn thuở của triều Nguyễn, bên trong gồm nhiều hình vuông vẽ đồng dạng lồng vào nhau. Bên ngoài có tua như lửa. Vào đời Thành Thái, cờ triều Nguyễn vẽ 4 cái hình vuông. Từ đời Khải Định về sau, chỉ còn có 3 cái hình vuông.
Hình chụp Nhà thờ lớn tháng 11 năm 1931 cũng chỉ treo cờ Pháp. So sánh với những lá cờ của triều Nguyễn được dẫn chứng ở trên, cờ Thành Thái thực sự có hình vuông giống cờ ngũ sắc, hoàn toàn khác hẳn cờ vàng ba sọc đỏ.
Trương Nhân Tuấn lếu láo công kích GS Phạm Quang Tuấn
Sau khi GS Phạm Quang Tuấn vạch mặt “dẫn chứng lẩn quẩn” về cờ vàng ba sọc đỏ trong bài viết của Nguyễn Đình Sài. Thì ngày 11/04/2017, xuất hiện nhân vật tên tuổi trong cộng đồng người Việt ở Pháp là Trương Nhân Tuấn nhảy vào công kích GS Phạm Quang Tuấn. Trong bài viết “Cờ nước, tức quốc kỳ, của VN đầu tiên xuất hiện vào dịp nào ?”, Trương Nhân Tuấn viết: “Theo tài liệu của ông Georges Nguyễn Cao Đức, trong « Good Morning » số 85, tháng 5 năm 2008, (nguyệt san của nhóm Ái Hữu Chasseloup-Laubat/Jean-Jacques Rousseau) cờ hiệu của nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1885 là cờ « Long Tinh »”.
Trương Nhân Tuấn, dựa vào bài viết của Georges Nguyễn Cao Đức, rồi cho rằng cờ Việt Nam Cộng Hòa là bản sao của cờ Thành Thái. Nhưng nực cười là không trưng chứng cớ của Georges Nguyễn Cao Đức ra để độc giả xem.
Lý luận lếu láo của Georges Nguyễn Cao Đức
GS Nguyễn Văn Huy đã chỉ ra may mắn là số báo “Good Morning số 85, tháng 5 năm 2008” có thể tìm được trên Internet. Bài viết của Georges Nguyễn Cao Đức có tựa là “Le drapeau vietnamien sous la dynastie des Nguyễn”. Trong đó, có một đoạn văn có liên quan tới cờ Việt Nam Cộng Hòa, như sau: “Arrive l’empereur Thành Thái, intronisé en 1889 5. Un après son couronnement est créé par rescrit impérial un nouveau drapeau, toujours avec les couleurs rouge et or. (“Vua Thành Thái lên ngôi năm 1889 5. Sau khi đăng quang, nhà vua ra chiếu chỉ làm một lá cờ mới toàn là màu đỏ và vàng.”)
Tạm dịch phần đầu: “Lá cờ này, được dùng trong năm 1890, có nền vàng và 3 sọc đỏ nằm ngang. Những nguồn dẫn được hỏi đồng ý rằng ba cái sọc tượng trưng cho ba miền của Việt Nam (Bắc, Trung, Nam), nhưng miền Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp từ năm 1862. Chúng ta hiểu tại sao chính quyền thuộc địa khó chịu với lá cờ này và tìm cách làm cho nó bị vua Khải Định dẹp bỏ 6 vào năm 1920 để được thay thế bằng một lá cờ khác, tiếp tục cho đến khi Nhật đảo chánh Pháp vào ngày 09/03/1935. Sau này, dưới một chế độ chính trị khác nối tiếp chế độ cũ, lá cờ vàng ba sọc đỏ lại được tái sanh lần nữa.”
Trong bài của Georges Nguyễn Cao Đức cũng nói khơi khơi, mà không dẫn nguồn nào. Không những lá cờ vàng ba sọc đỏ bị tráo vào cờ Thành Thái, mà ngay cả lá cờ một sọc đỏ, hai sọc vàng (được tạo ra từ trí tưởng tượng của ai đó) cũng không có nguồn. Tất cả những đoạn văn tiếng Pháp ở trên đều không có nguồn dẫn. Còn link trang PDF về vua Thành Thái thì lại không đề cập tới lá cờ nào hết. Như vậy, cả Trương Nhân Tuấn, Georges Nguyễn Cao Đức, Nguyễn Đình Sài vào Ben Cahoon đều là cá mè một lứa, nói không cần sách, mách không cần chứng.
Năm 2013, ý tưởng của Nguyễn Đình Sài về “nguồn gốc của cờ vàng ba sọc đỏ có từ thời vua Thành Thái” được Đặng Chí Hùng (Việt Tân) xào lại trong bài “Những sự thật cần phải biết (Phần 8) – Lịch sử lá cờ của dân tộc”, đăng trên trang Dân Làm Báo, và dẫn nguồn từ Trần Thu Huyền rồi viết thêm ra như sau: “Sau đó là Vua Thành Thái (1/2/1889). Lá cờ vàng ba sọc đỏ lấy làm cờ hiệu thay thế cho cũ là Đại Nam Kỳ (nền vàng viền lam, chấm đỏ lớn ở giữa đã được dụng từ năm 1885 đến năm 1890). Lá cờ vàng ba sọc đỏ này còn được tiếp tục sử dụng cho đến khi vua Duy Tân kháng Pháp bất thành vào năm 1916 và được thay thế bằng lá cờ Long Tinh (có nền vàng và một vạch đỏ lớn nằm vắt ngang, phần đỏ nhiều hơn phần vàng).”
Cách chứng minh khơi khơi (kiểu tự vẽ ra lịch sử) của Đặng Chí Hùng ở trên hoàn toàn không thỏa đáng, vì không dựa vào nguồn dẫn nào cả. Nhưng bài của Trần Thu Huyền cũng hoàn toàn không có nguồn, rốt cuộc cũng chỉ là một bản sao rút ngắn bài viết của Georges Nguyễn Cao Đức. Phải chăng chúng ta đã được xem một vở tuồng của những mưu sĩ đảng “Việt Tân”?
Đi tìm sự thật về bài viết của Trần Thu Huyền
Trang blog cá nhân của một người có tên là Trần Thu Huyền có đăng bài viết “Cờ Việt Nam qua các thời kỳ” ngày 10/08/2010. Bài viết cũng không hề dẫn chứng nguồn tài liệu nào cho bất cứ lá cờ tự vẽ ra nào. Như trong tấm hình dưới đây, đoạn văn mà Trần Thu Huyền chú thích là “cờ Long Tinh được treo ở thành Huế vào năm 1924” không hề cho biết lấy thông tin từ sách báo nào.
Năm lá cờ gắn trên một cây cột, được Trần Thu Huyền gọi là “Long Tinh”, lại hoàn toàn khác hẳn đối với hình vẽ của cờ Long Tinh mà chính Trần Thu Huyền đưa ra. Năm lá cờ này có sọc lớn màu sáng (vàng hoặc trắng) ở chính giữa và hai sọc màu tối (màu đỏ) ở hai bên. Trong khi đó, cờ Long Tinh lại có màu tối (đỏ) ở chính giữa, còn hai sọc hai bên có màu sáng (vàng hoặc trắng). Vì vậy trên thân cột chỉ là cờ trang trí. Chưa kể, hãy nhìn lên trên kỳ đài Huế trong tấm hình, chúng ta thấy lá cờ to treo trên đỉnh là một lá cờ vuông, đây mới là cờ quốc gia.
Ba tấm hình dưới được trích từ bộ sưu tập “Lễ mừng thọ 40 tuổi (Tứ Tuần Đại Khánh) của vua Khải Ðịnh” của gia đình Ngô Văn Ðức ở Bordeaux (Pháp), đăng trên nguyentl.free.fr. Vua Khải Định băng hà vào lúc 40 tuổi 1 tháng (06/11/1925). Theo chú thích của trang web Nguyễn Tấn Lộc, những tấm hình này được chụp trong tháng 9, tháng 10 của năm 1925.
Trong tấm hình chụp người đi bộ ở trên, lá cờ nằm rũ theo thân cột cờ và lá cờ treo trên kỳ đài (khoanh đỏ) đều có hình vuông chính là cờ của triều Nguyễn.
Hãy nhìn lá cờ treo trên kỳ đài và dưới sân, tất cả đều treo cờ hình vuông có viền xung quanh, đó chính là lá cờ triều Nguyễn. Dưới đây là một tấm hình chụp mặt trước của cái kỳ đài, trước buổi lễ vua Khải Định cầu Trời tại đàn Nam Giao vào tháng 03/1924, cùng địa điểm và cùng năm với tấm hình của Trần Thu Huyền ở trên.
Trong tấm hình buổi tế đàn Nam Giao năm 1924, đoàn người diễn hành đi tới điện Thái Hòa cũng chỉ có cờ vuông.
Trên đây là hình chụp Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne và Viện Dân biểu Trung Kỳ, ngày 23/7/1927, chỉ có cờ Pháp và cờ Liên bang Đông Dương (nền vàng in cờ Pháp ở góc).
Trong tấm hình chụp Vua Bảo Đại tại lễ đón tiếp ở Tòa thị chính Đà Nẵng ngày 8/9/1932. Bên tay phải nhà vua là Khâm sứ Châtel, bên tay trái là Thượng thư Bộ lại Nguyễn Hữu Bài. Chúng ta chỉ thấy cờ Pháp và cờ Liên bang Đông Dương màu vàng có lá cờ Pháp in trên góc. Không hề có Long tinh kỳ ở đâu.
Trong lễ đón Vua Bảo Đại tại hành cung ở Quảng Nam, tháng 1/1933, chúng ta thấy trên đỉnh cột cờ cũng là cờ vuông Triều Nguyễn.
Thật ra, cờ của triều Nguyễn trong tất cả thời kỳ đều có một kiểu duy nhất là hình chữ nhật và có tua xung quanh. Bên trong, gồm có hai, ba hoặc bốn cái hình vuông lồng vào nhau (giống cờ ngũ sắc). Tấm hình dưới đây, độc giả sẽ thấy rõ hơn, ngự lâm quân cầm cờ vuông của Triều Nguyễn đang tiến ra khỏi cổng Ngọ môn để đi về đàn Nam Giao. Hình này được chụp vào năm 1942 (đời Bảo Đại), không hề có cờ Long tinh hay cờ vàng 3 sọc đỏ.
Theo GS Nguyễn Văn Huy, đối với hàng triệu người ở miền Nam đã từng học sử Việt trong những năm trung học trước 1975, thì lời nói “cờ Việt Nam Cộng Hòa có từ thời Thành Thái” nghe rất lạ tai, kiểu như nghe ngôn ngữ của người từ ngoài hành tinh. Lý do là nếu có sự kiện đó thì học sinh đã được dạy rồi.
Đặng Chí Hùng là đồng đảng với “Việt Tân” đã hô biến cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa thành cờ Thành Thái là xuyên tạc lịch sử, trong bài báo đăng trên Dân Làm Báo và Lão Ngoan Đồng của “Cộng đồng Người Việt Tự do Victoria” lặp lại luận điệu đó vào tháng 11/2017 trên trang lyhuong.net, cũng của “Việt Tân”.
Căn cứ vào lý do rời khỏi đất nước của Đặng Chí Hùng thì ông ta được đảng “Việt Tân” hướng dẫn xào nấu từ bài viết của Nguyễn Đình Sài, Trần Thu Huyền và trang web của Ben Cahoon. Việc ông Ngô Thanh Hải (người của Việt Tân) bảo lãnh Đặng Chí Hùng đi định cư chẳng qua để có thể lợi dụng, giống như Dân Làm Báo đã lợi dụng trước kia.
Ngay khi chân ướt, chân ráo vừa tới Mỹ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) bị cộng đồng người Việt chửi bới vì có hành động gạt cờ VNCH sang một bên khi có một người trao. Điếu Cày buộc phải dự “lễ chào cờ VNCH” để “giải thích” và dựa vào bài viết của Đặng Chí Hùng, mà Điếu Cày tuyên bố “sẵn sàng đứng dưới lá cờ triều Nguyễn để đấu tranh cho tổ quốc”. Nhưng thật sự đó chỉ là lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa mà thôi.
Bài viết lá cờ Thành Thái trên Wiki không trung thực, dẫn nguồn lịch sử láo lếu: Trong một bài viết trên Wiki có tựa là “Drapeau du Viêt Nam”, thì lá cờ Thành Thái tự vẽ ra hoàn toàn khác hẳn cờ Việt Nam Cộng Hòa. Nó gồm có hai sọc đỏ nhỏ ở bên ngoài và một sọc vàng lớn ở bên trong.
Chú thích ở phần Description (mô tả): “Standard of the Nguyen Dynasty (阮朝龍星旗), used by Emperors Thành Thái, Duy Tân and Khải Định since 1890 to 1920” (“Lá cờ của Nguyễn 阮 Triều 朝 Long 龍 Tinh 星 Kỳ 旗, dùng bởi các vua Thành Thái, Duy Tân và Khải Định từ 1890 tới 1920). Nguồn tài liệu chứng minh là bức tranh voi và cọp đánh nhau ở đấu trường ở Huế vào tháng 10/1904, được cho rằng lấy từ Đại 大 Nam 南 Nhất ー Thống 統. Nhưng sự thật chẳng có quyển sách nào như thế, ngoại trừ bộ sách “Đại 大 Nam 南 Nhất ー Thống 統 Chí 志”. Tác giả không nói bức hình được trích từ quyển nào của bộ sách, do ai dịch, ai xuất bản, vào năm nào, v.v….
Giáo sư Nguyễn Văn Huy cho biết, trong bộ Đại Nam Nhất Thống Chí (gồm 5 quyển) không tìm ra được một tấm hình nào nằm trong bộ sách này, chứ đừng nói tới tấm hình voi và cọp đấu nhau. Như vậy, người viết bài và đưa hình vào Wiki đã nói dối. Tác giả Wiki tình cờ kiếm được bức tranh voi cọp tranh phong, lật đật ném vào Wiki để tuyên truyền. Thế là hô biến lá cờ có chữ Nho thành lá cờ đời Thành Thái, mà thực sự chẳng biết nguồn gốc của bức tranh đó, cứ ghi bừa “Đại Nam Nhất Thống”.
Thực ra, bức tranh đó do họa sĩ Pháp vẽ để minh họa một bài phóng sự có tựa là “Les jeux du cirque en Annam“ (“Những con thú của đấu trường tại xứ An Nam”), được đăng trong phụ trang màu của tờ nhật báo Le Petit Journal, số 725, ra ngày 09/10/1904.
Tờ Le Petit Journal câu khách bằng cách mỗi tuần ra một phụ bản gồm những bài về chính trị, thời sự hoặc du ký, kèm theo tranh minh họa màu mè. Vào năm 1904, vì hình chụp chỉ có hai màu đen, để câu độc giả, tờ báo phải mướn họa sĩ vẽ tranh màu. Trong bức tranh, độc giả có thể nhìn thấy hàng chữ “© Cent.ans” ở phía trước chân con voi. Điều đó có nghĩa là có một công ty Cent.ans đang giữ bản quyền.
Lá cờ trong bức tranh cọp đấu voi không tiêu biểu cho triều đình An Nam. Vì Nguyễn Anh tìm thấy trong cuốn sách “Huit jours d’ambassade a Hue (Royaume d’Annam)” của tác giả Brossard de Corbigny, Jules Michel do nhà xuất bản Ithaca, New York (Cornell University Library) phát hành năm 1878, thời vua Tự Đức, ở trang 43 có tấm hình vẽ biểu ngữ là nơi ở của Đại sứ Pháp, giống như biểu ngư trong hình cọp đấu voi.
Ở trang 42 có câu “Une large bannière, jaune et verte hissée près de la porte indique en caractères chinois le nom du lieu, le Seu-quân”. Một biểu ngữ lớn màu vàng và viền xanh lá cây treo phía trước để biết tên của nơi này, là Sứ Quán. Và ở trang 40, mô tả kinh thành Huế có câu như sau “Un seul bastion carré, peint en jaune, domine le milieu de la façade du sud-est ; il porte le drapeau du roi”. Một pháo đài hình vuông, sơn màu vàng, chiếm ưu thế ở giữa mặt tiền phía đông nam, treo cờ của nhà vua.
Như vậy theo mô tả của cuốn sách “Huit jours d’ambassade a Hue (Royaume d’Annam)” này thì lá cờ “màu vàng có viền xanh lá cây có chữ nho” chỉ là biểu ngữ mô tả địa điểm mà thôi. Còn cờ của nhà vua là ở trên pháo đài (kỳ đài) có hình vuông. Như vậy lá cờ voi cọp không phải là lá cờ của triều Nguyễn mà chỉ là biểu ngữ. Tác giả bài viết trong Wiki dùng bức tranh voi cọp đánh nhau vào năm 1904 để chứng minh cờ Thành Thái là vô căn cứ.
So sánh với những lá cờ của triều Nguyễn được dẫn chứng ở trên, những lá cờ của Đặng Chí Hùng đưa ra (từ cờ Long Tinh, Đại Nam Kỳ, cho đến cờ Thành Thái, Khải Định hoặc Bảo Đại) đều là ngụy tạo. Cờ Long Tinh của Trần Thu Huyền cũng là một sự ngụy tạo. Lá cờ Việt Nam trong một bài viết của Wiki cũng được lấy từ một biểu ngữ (không phải cờ nhà vua) trong bức tranh bài phóng sự của tờ báo Pháp.
Kết luận: Cờ Thành Thái hình vuông giống cờ ngũ sắc, hoàn toàn khác hẳn cờ vàng ba sọc đỏ Việt Nam Cộng Hòa. Ngay cả cờ của những đời vua trước đó hoặc sau đó cũng không hề có sọc nào hết. Những lá cờ có chữ Đại Nam của vua Đồng Khánh, cờ vàng ba sọc đỏ của vua Thành Thái chẳng qua chỉ là những sản phẩm ngụy tạo của Nguyễn Đình Sài, Ben Cahoon, Trương Nhân Tuấn, Georges Nguyễn Cao Đức, Trần Thu Huyền,… Họ đã viết một loạt bài để lường gạt một bộ phận người Việt về vụ cờ Thành Thái trong nhiều năm qua. Phẫn nộ, GS Phạm Quang Tuấn vạch trần, không nên vì nhân danh “đấu tranh cho chính nghĩa” mà dùng những ngụy tạo để bảo vệ quan điểm của mình. Làm như vậy không những vi phạm đạo đức mà còn không chóng thì chầy sẽ bị tác dụng ngược.
Xuất hiện cờ đỏ sao vàng
Khởi thủy, lá “cờ đỏ sao vàng” (ngôi sao năm cánh nằm chính giữa) xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 1940 lúc ấy là xứ thuộc địa của Pháp. Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện tại Đình Long Hưng được nhân dân Mỹ Tho và Gò Công sử dụng trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 lập ra chính quyền “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Quốc”. Dù bị dìm trong biển máu nhưng lá cờ này thật sự là biểu tượng của truyền thống yêu nước Việt Nam, ý chí đoàn kết đấu tranh giành thống nhất non sông, độc lập quốc gia và chủ quyền dân tộc.
Nguồn gốc cờ vàng ba sọc đỏ
Trước khi đề cập đến “cờ vàng ba sọc đỏ”, xin nói về “cờ vàng ba sọc xanh” vì giữa hai lá cờ này có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, quốc khánh 2/9/1945. Pháp quay lại chiếm Nam Bộ. Ngày 7-5-1946, Pháp lập ra “Nước cộng hòa tự trị Nam Kỳ” tách khỏi lãnh thổ Việt Nam và do Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng và Nguyễn Văn Xuân làm Phó thủ tướng.
Ngày 01-06-1946, “nước” Nam Kỳ này vội thông qua quốc kỳ nền vàng ba sọc xanh, phỏng theo cờ Quẻ ly của Chính phủ bù nhìn theo Nhật trước đó. Cờ Quẻ ly có ba sọc đỏ mà sọc giữa đứt bị người Huế biếm ngôn là “vương rút ruột”, ám chỉ triều Nguyễn lúc đó chẳng còn giá trị gì. Cờ vàng ba sọc xanh tượng trưng cho ba sông lớn ở Nam Bộ (Đồng Nai, sông Tiền và sông Hậu). Tuy nhiên, người dân Nam bộ gọi biếm màu cờ là “cờ sốt rét”. Vì thế, ngày 31-10-1946, hai sọc vàng ở giữa thay màu trắng cho đỡ tối. Và lấy bài “Chinh phụ ngâm” làm quốc ca, bị đả kích vì lấy than khóc của người vợ nhớ chồng làm lời ca.
Chính phủ này bị người dân cho là “bù nhìn” và ly khai, phá hoại đất nước thống nhất vì không thông qua bầu cử mà Cao ủy Pháp chỉ định và điều hành. Trừ thiểu số theo Tây vì quyền lợi, nhân dân từ Nam chí Bắc đều chống lại ly khai vùng đất này, vì thế cờ vàng ba sọc xanh chỉ tồn tại 2 năm rồi bị giải thể, nên ít người biết.
Khi Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược ra Bắc, cố vấn Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại) được cử đi công tác nước ngoài để tranh thủ dư luận thế giới ủng hộ Việt Nam nhưng đã đào tẩu, ở lại Hồng Kông. Chủ trương “Tốc chiến tốc thắng” thất bại, Pháp chuyển sang “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh – Dùng người Việt đánh người Việt”. Giữa năm 1948, nhằm gạt bỏ chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Pháp ký Bảo Đại hiệp định Hạ Long, công nhận nền độc lập của Việt Nam (?) nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Ông chủ Pháp lôi từ tay áo ra “chính phủ Việt Nam thống nhất lâm thời” vào ngày 2-6-1948, do Nguyễn Văn Xuân quốc tịch Pháp được đôn lên làm Thủ tướng.
Trên chiến hạm Duguay Trouin tại vịnh Hạ Long, ngày 5-6-1948, Cao uỷ Pháp ở Đông Dương É. Bollaert đã ký Hiệp ước Hạ Long công nhận “độc lập” của “Quốc gia Việt Nam” trong Liên hiệp Pháp, không có Hiến pháp và Quốc hội. ” Quốc gia Việt Nam” sẽ có một quân đội riêng nhưng phải “sẵn sàng bảo vệ bất cứ phần nào của Liên hiệp Pháp”.
Hãy nhìn cảnh ký Hiệp ước Hạ Long chúng ta thấy toàn là người Pháp lôi cổ mấy ông tai sai bù nhìn để lập ra cái “Quốc gia Việt Nam” không có quyền tự chủ về kinh tế, ngoại giao, quân sự, thế thì độc lập cái gì?
Đám quân sư đề xuất lấy bài hát “Tiếng gọi thanh niên” của Lưu Hữu Phước (đảng viên cộng sản) làm quốc ca và thay cờ vàng ba sọc xanh thành cờ vàng ba sọc đỏ. Ông Thủ tướng mất gốc chỉ biết gật. Ngồi chưa nóng chỗ, Pháp lại đặt Bảo Đại lên ngai Quốc trưởng kiêm luôn vai Thủ tướng! Cái gọi là “Quân đội quốc gia” gấp rút được nặn ra.
Sau thất bại tại Điện Biên Phủ, Mỹ thay chân Pháp đưa Ngô Đình Diệm về lập ra Việt Nam Cộng hòa (từ 26-10-1955 đến 30-4-1975).
Từ đấy cờ vàng ba sọc đỏ, hết đi sau những lá “cờ tam tài” của Pháp rồi đến lá “cờ hoa” của Mỹ trong những cuộc đàn áp của quân xâm lược trên khắp đất nước ta. Gần ba mươi năm sau, hết trào thuộc Pháp tới trào thuộc Mỹ. Lá cờ với bài ca vốn ra đời từ phong trào yêu nước sôi nổi chống ngoại xâm nhưng đã bị đánh tráo để thành phản bội mục tiêu độc lập chân chính của nhân dân! Bà con ta mỉa mai gọi là “cờ ba que”. Chiến tranh càng kéo dài, hận thù càng sâu.
“Theo Nguyễn Khánh, lá cờ vàng ba sọc đỏ là biến thể của lá cờ nền vàng ba sọc xanh của Cộng hòa Nam Kỳ”, tác giả Chính Đạo đã viết như vậy trong cuốn Việt Nam niên biểu 1939-1975 (tập I-B) do NXB Văn Hóa ở Houston (Texas, Mỹ) xuất bản năm 1997, trang 86. Tuy cờ vàng ba sọc đỏ hai lần chứng kiến cảnh đại bại (1954 và 1975) nhưng đến nay có ít nhất bốn người tự nhận là tác giả, đó là Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Trần Hữu Thanh và Nguyễn Văn Tâm.
Trong cuốn Our Endless War (Cuộc chiến tranh vô tận của chúng ta) do NXB Presidio Press ở Novato (California – Mỹ) ấn hành năm 1978, Trần Văn Đôn viết: “Lúc đó [1948], Lê Văn Kim và tôi làm việc toàn thời gian cho Nguyễn Văn Xuân (…), chúng tôi đề nghị một lá cờ Việt Nam mới (màu vàng với những sọc đỏ nằm ngang)…” (tr.39).
Trong bài viết Quốc Kỳ của Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa, ông John Phan ghi nhận rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ “đã được toàn quyền Đông Dương và Khâm Sứ Huế LeMaitre cùng với một nhóm linh mục, đã cho vẽ ra, trong “Giải Pháp Bảo Đại”, để làm lá cờ cho chính phủ “Quốc Gia Việt Nam”. Sau đó chính phủ nầy đã được chuẩn thuận bởi Tổng Thống Pháp, Vincint Auriol.”
Trong cuốn “Giai Phong! The Fall and Liberation of Saigon do St. Martin’s Press” ở New York ấn hành năm 1976, nhà báo người Ý Tiziano Terzani dựa theo lời kể của linh mục Trần Hữu Thanh, khẳng định linh mục dòng Tên này là người đã thiết kế lá cờ vàng ba sọc đỏ (tr.261).
Trong cuốn Việt Nam niên biểu 1939-1975 trên, Chính Đạo viết: “Theo Nguyễn Văn Tâm, Tâm là tác giả lá cờ vàng ba sọc đỏ” (tr.86). Một thông tin trên Internet cho rằng “cờ này do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ”.
Những nhân vật liên quan đến hai lá cờ (cờ vàng ba sọc xanh và cờ vàng ba sọc đỏ) như Nguyễn Văn Thinh, Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Tâm có một số điểm chung: tất cả đều là quốc tịch Pháp và trung thành với mẫu quốc. Trước năm 1945, họ phục vụ công cuộc thống trị của thực dân; sau 1945, họ tiếp tay cho Pháp tái chiếm thuộc địa và chủ trương “Nam Kỳ tự trị”.
Sản phẩm lá cờ của những “công dân Pháp da màu” ấy lại được tôn vinh làm “quốc kỳ” của hai chế độ mệnh danh là Việt Nam: “Quốc gia Việt Nam” và “Việt Nam Cộng hòa”!
Suy cho cùng mỗi lá cờ cũng đều có ý nghĩa lịch sử riêng của nó. Điều quan trọng là lá cờ này được dùng làm biểu tượng cho thế lực nào, và thế lực đó thực sự đã làm gì cho đất nước và dân tộc?
Nguyễn Anh