Gán ghép sai phạm y tế cho thể chế là phi lý, lố bịch
Thời gian qua, nhiều vụ án sai phạm và tham nhũng trong ngành y tế được đem ra xử lý quyết liệt. Có nhiều luồng ý kiến ủng hộ, nhiều người thì xót xa, nhưng cũng không thiếu những bình luận ác ý.
Y tế có thể nói là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đất nước, liên quan mật thiết đến sức khỏe và tính mạng của người dân. Do vậy, việc nhiều lãnh đạo có chuyên môn xuất sắc trong ngành y tế bị đưa ra truy tố vì các sai phạm và tham nhũng trong công tác điều hành đã khiến nhiều người cảm thấy xót xa. Bộ công an Tô Lâm đã khẳng định trên hội trường Quốc hội những sai phạm bị truy tố thuộc về cá nhân các lãnh đạo giữ chức vụ, chứ không phải do vấn đề cơ chế. Nhưng các thế lực phản động, cơ hội chính trị như RFA thì vẫn khăng khăng đổ lỗi cho “thể chế”. Vậy đặt câu hỏi, thể chế nào tránh được tham nhũng?
Một báo cáo khác được Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố ngày 15/6, dựa trên cuộc khảo sát đối với hơn 4.000 người ở 27 nước thành viên EU trong khoảng thời gian từ tháng 10-12/2020.
Theo đó, hơn 33% những người được hỏi cho rằng tham nhũng đang ngày một trầm trọng hơn ở đất nước họ, dù có sự khác biệt lớn giữa các khu vực. Trung bình, 29% những người tham gia khảo sát cho biết đã dựa vào mối quen biết của bạn bè và gia đình để tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế công hồi năm 2020 và 6% thừa nhận đã hối lộ để có thể tiếp cận các dịch vụ này. Trong báo cáo, Tổ chức Minh bạch quốc tế nhấn mạnh y tế là một điểm nóng về tham nhũng trong bối cảnh các chính phủ đều nỗ lực để khống chế dại dịch.
Thật thú vị, hai báo cáo này đều đề cập đến vấn đề tham nhũng trong lĩnh vực y tế ở châu Âu với những số liệu lớn đến không ngờ, trong đó Tổ chức Minh bạch quốc tế còn chi tiết hơn khi chỉ ra sự trầm trọng của y tế trong bối cảnh đại dịch. Nếu so sánh thời điểm phát hành báo cáo này với thời điểm một loạt vụ án sai phạm trong ngày y được đem ra xét xử thời gian qua thì có thể thấy Việt Nam không hề kém cạnh các nước tiên tiến nhất trong nỗ lực đấu tranh phòng chống tham nhũng. Bảng xếp hạng về chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI cho thấy Việt Nam bằng điểm với Thái Lan, Kosovo, Macedonia, xếp trên cả Philipine, Mondova. Số liệu nói lên tất cả, và nếu RFA trót chê bai thể chế của Việt Nam, họ cũng nên công bằng chê nốt thể chế của các nước kia, và nhân thể chê luôn cả thế giới.
“Tham nhũng” trong tiếng Việt có nghĩa là “tham lam” và “nhũng nhiễu”, thể hiện việc trục lợi của cá nhân những người có chức có quyền. Mọi quốc gia trên thế giới đều có bộ máy Nhà nước và Chính phủ để lãnh đạo, đồng nghĩa với việc có một bộ phận lớn người có chức vụ và quyền hạn, cùng nguy cơ tham nhũng kèm theo. Đó là lý do mà tham nhũng không chừa một quốc gia nào, thể chế nào, lĩnh vực nào. Thật không may, khi thế giới ngày càng phát triển, giàu có, tổ chức xã hội của con người ngày càng hoàn thiện, văn minh thì nguy cơ tham nhũng cũng tăng lên. Không có thể chế hay cơ cấu nào triệt tiêu được quyền lực cá nhân, và đồng nghĩa với việc đấu tranh với tham nhũng còn là câu chuyện dài.
Thời gian qua, Việt Nam đã phát động mạnh mẽ công cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tham nhũng. Nhiều vùng tối, nhiều nhân vật tưởng chừng bất khả xâm phạm, nhiều lĩnh vực xưa nay là vùng đất cấm đã bị lôi ra ánh sáng. Tham nhũng là một hành vi, mà để thay đổi hành vi thì giải pháp căn bản nhất vẫn là giáo dục kết hợp với răn đe. Quyết tâm mạnh mẽ của Đảng trong việc trừng trị những con sâu làm rầu nồi canh, trong đó có cả những con sâu “to” như Giám đốc, Bộ trưởng, Ủy viên Bộ chính trị đã là quá rõ ràng. Người tử tế nhìn vào đó như những nỗ lực đáng khích lệ làm trong sạch xã hội, còn kẻ nhỏ nhen thì coi việc phát hiện ra sai phạm là thất bại của “thể chế”.
Suy cho cùng, RFA trước hết nên tìm hiểu tại sao thể chế ở châu Âu không ngăn được tham nhũng trong lĩnh vực y tế, mà thậm chí ngày càng nhiều hơn qua các số liệu báo cáo. Chừng nào họ chưa giải thích được cho những vấn đề này, thì quan điểm đổ lỗi sai phạm ngành y cho “thể chế” Việt Nam là một sự lố bịch.
An Diễm