Ép được Trung Quốc mua đơn hàng “khủng”, Mỹ nên cảnh giác: Đây là “mánh” TQ đã dùng từ lâu

16/07/2019 07:41

Nhiều triều đại Trung Quốc đã sử dụng các vụ giao dịch để có thêm thời gian cho đến khi họ có thể đối đầu với đối thủ. Đây là chiến lược Washington nên cảnh giác.

Ép được Trung Quốc mua đơn hàng "khủng", Mỹ nên cảnh giác: Đây là "mánh" TQ đã dùng từ lâu
Ép được Trung Quốc mua đơn hàng “khủng”, Mỹ nên cảnh giác: Đây là “mánh” TQ đã dùng từ lâu

Chiến thuật lâu đời của Trung Quốc

Mặc dù hiện tại Trung Quốc vẫn đang có động thái “lập lờ”, nhưng có khả năng họ sẽ mua số lượng lớn hàng hóa của Mỹ như một phần của bất kỳ thỏa thuận thương mại cuối cùng nào với Mỹ nhằm thu hẹp sự mất cân bằng lâu dài giữa hai nước. Trừng phạt Trung Quốc bằng thuế quan đối với hàng xuất khẩu cho đến khi nước này trao cho các công ty và nông dân Mỹ những đơn hàng lớn là một chiêu thức sử dụng sức ép hiệu quả.

Người Trung Quốc, mặc dù vậy, đã đối mặt với kiểu đe dọa này nhiều lần trong lịch sử. Và cách mà họ chọn để giải quyết vấn đề ngầm chứa bài học cho Washington: Hãy cẩn thận với những gì bạn đòi hỏi.

Quay trở về lịch sử vào năm 200 trước Công nguyên, trong những năm đầu của thời kỳ phong kiến Trung Hoa. Triều đại nhà Hán (từ năm 206 trước Công nguyên đến 220 sau Công nguyên) mới thành lập bị đe dọa bởi quân Hung Nô hùng mạnh ở thảo nguyên phía bắc.

Nhà vua đầu triều nhà Hán đã thân chinh dẫn quân để bảo vệ triều đại của mình, nhưng nhanh chóng bị áp đảo. Bị bao vây trong suốt 7 ngày bởi những người du mục vượt trội về khả năng chinh chiến giữa mùa đông, ông may mắn trốn thoát cùng với lực lượng quân số ít ỏi còn sống sót.

Bị đánh bại một cách ê chề, nhà Hán quyết định, sẽ trao đổi lợi ích với Hung Nô. Nhà Hán đồng ý ký một hiệp ước hòa bình và trao một lượng lớn lụa, ngũ cốc và các mặt hàng khác thường niên cho Hung Nô. Đổi lại, quân Hung Nô cam kết sẽ không tấn công triều đình nhà Hán.

Chính sách này đã gây ra tranh cãi. Một số quan chức cho rằng, chính sách này thực tế. Nhà Hán không đủ mạnh để đánh bại quân Hung Nô trên chiến trường và với số tiền chi ra cho những người du mục, vẫn là món hời đối với một triều đình giàu có như nhà Hán. Một số người khác cho rằng, sự sắp xếp này thực chất sẽ làm suy yếu người Hung Nô, bằng cách khiến họ phụ thuộc vào của cải của Trung Quốc.

Những người khác, tuy nhiên, lên án chiến lược là sự nhượng bộ. Mặc dù bản thỏa thuận dường như xếp 2 bên bình đẳng với nhau, nhưng Trung Quốc trong thực tế ở vị thế thấp hơn và phải thực hiện một hình thức cống nạp.

Điều này đi ngược lại trật tự mà theo đó vị trí của hoàng đế Trung Quốc luôn đứng đầu. Tệ hơn nữa, Hung Nô không bao giờ hài lòng. Họ liên tục yêu cầu số tiền lớn hơn, trong khi vẫn tiếp tục tấn công lãnh thổ Trung Quốc.

Người Trung Quốc mất kiên nhẫn. Vào những năm 130 sau Công nguyên, khi nhà Hán được củng cố, dưới thời một hoàng đế thiên về quân sự hơn, đã chuyển từ quan hệ “hòa bình” sang chiến tranh, sau đó loại bỏ Hung Nô như một mối đe dọa lớn đối với an ninh của Trung Quốc.

Nhà Tống (960 đến 1279 sau Công nguyên), cũng ký một thỏa thuận tương tự với các lực lượng xâm lược phương Bắc. Một trong những thỏa thuận như vậy là với người Khiết Đan, nhằm giữ nền hòa bình trong 1 thế kỷ và cho phép triều đại này phát triển cả về mặt của cải vật chất và văn hóa. Trên thực tế, Trung Quốc đã trải qua một cuộc gần như cách mạng công nghiệp trong những năm đó, với những tiến bộ về phương thức sản xuất vượt xa mọi thứ đang diễn ra ở châu Âu vào thời điểm đó.

Bài học hiện tại cho Washington

Sự tương đồng với ngày hôm nay nên rõ ràng. Một lần nữa, một chính phủ Trung Quốc, đối mặt với kẻ thù nước ngoài, dự định sử dụng một số tài sản dồi dào của mình để tránh những kết quả đáng tiếc.

Số tiền phải chi không đáng kể đối với người Trung Quốc. Trong khi đó, đối với người Mỹ, các hợp đồng này luôn được Tổng thống Donald Trump coi là chiến thắng, cây bút bình luận của Bloomberg Michael Schuman nhận định.

Bắc Kinh chắc chắn sẽ cố gắng sử dụng sự thu hút của số tiền này để luồn lách ra khỏi những nhượng bộ có ý nghĩa hơn. Các nhà đàm phán Trung Quốc dường như tránh các cải cách quan trọng hơn được yêu cầu bởi các nhà đàm phán Mỹ, như là sửa đổi chính sách công nghiệp.

Nếu bất cứ điều gì, Hoa Kỳ ở một vị trí yếu hơn bằng cách làm cho nông dân Mỹ và các công ty năng lượng kết nối nhiều hơn với khách hàng Trung Quốc.

Nếu hiệu quả, mua đậu nành cũng sẽ giúp Trung Quốc có thêm thời gian để phát triển, giống như nó đã làm trong các triều đại cũ. Người Trung Quốc hoàn toàn sẵn sàng hy sinh một chút tiền (và lòng tự hảo) ngày hôm nay nếu điều đó giúp họ có thể trở nên mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Washington tốt hơn là tập trung vào những lời phàn nàn ban đầu đối với Trung Quốc: trợ cấp cho các công ty nhà nước và các quy định kiềm chế các công ty nước ngoài ở Trung Quốc. Tước đi những hành vi không công bằng như vậy sẽ giúp các công ty Mỹ có nhiều tự do hơn để kinh doanh tại Trung Quốc và có khả năng tự thu hẹp thâm hụt thương mại với Bắc Kinh, cây bút của Bloomberg cho hay.

(Theo Soha News)

Đọc nhiều