439
category
328747

Đường lưỡi bò xuất hiện: “Có mấy giây thôi” cũng không thể chấp nhận được!

15/10/2019 17:09

Bộ phim hoạt hình “Everest: Người tuyết bé nhỏ” ngưng chiếu tại các rạp Việt Nam từ ngày 13/10 sau khi bị khán giả phát hiện có cảnh thể hiện “đường lưỡi bò” Trung Quốc. Thế nhưng, sau khi thừa nhận sai sót trong kiểm duyệt phim ‘Everest: Người tuyết bé nhỏ’ song bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, thành viên Hội đồng thẩm định quốc gia lại cho rằng: ‘Có mấy giây thôi, mọi người cứ làm quá lên’… 

Hội đồng duyệt phim quốc gia để lọt ‘đường lưỡi bò’

Sau 10 ngày ra rạp Việt, nhiều khán giả khi xem phim đã phát hiện hình ảnh đường lưỡi bò được cài cắm trong một số phân cảnh. Ngay cả trong trailer giới thiệu phim có hình ảnh tấm bản đồ đánh dấu các danh thắng nổi tiếng mà nhân vật Yi mơ ước được đặt chân đến, có những đường đứt đoạn giống hình đường lưỡi bò. Tấm bản đồ này xuất hiện nhiều lần trong bộ phim.

Trong vai trò là người duyệt bộ phim nêu trên, bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, thành viên Hội đồng thẩm định quốc gia, thừa nhận sai sót, cho biết sẽ rút kinh nghiệm và sẵn sàng chịu phạt.

dafa
Hình ảnh đường lưỡi bò xuất hiện trong bộ phim

“Trong quá trình kiểm duyệt bộ phim “Everest: Người tuyết bé nhỏ”, chúng tôi đã theo dõi rất kỹ, từ nhân vật, lời thoại… Hội đồng nghĩ rằng đó là phim hoạt hình thần thoại dành cho thiếu nhi nên có những lúc xao nhãng, không chú ý, dẫn đến việc để lọt hình ảnh đường lưỡi bò trên bức tường nhân vật đi qua”, bà Ngát nói.

Bà Ngát cũng giải thích, một năm, Hội đồng phải kiểm duyệt hàng trăm bộ phim. Đã làm thì khó tránh khỏi sai sót. Đặc biệt, với các bộ phim có dính đến yếu tố Trung Quốc, các thành viên Hội đồng đều bảo nhau phải xem cẩn thận, nhưng lần này không hiểu sao lại để bộ phim hoạt hình này qua mắt.

Sau khi thừa nhận sai sót trong quá trình kiểm duyệt, bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – một thành viên của Hội đồng kiểm duyệt hồn nhiên vô trách nhiệm cho rằng: “Có mấy giây thôi, mọi người cứ làm quá lên”.

Thật lo lắng cho sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bắt đầu từ truyền thông, cụ thể ở đây là một cơ quan ngôn luận lớn của Quốc Gia. Không hiểu vì sự quản lý yếu kém, sự tắc trách của cấp dưới, hay vì một âm mưu chống phá nào đó mà lại phạm phải những sai lầm không đáng có, đã khiến uy tín của đài sụt giảm nghiêm trọng.

Thiết nghĩ nên ý thức được trách nhiệm, vị trí của mình và phải xử lý nghiêm những cá nhân đang làm ảnh hưởng đến uy tín của một Hội đồng duyệt phim quốc gia. Đề nghị lãnh đạo VTV và chức năng có thẩm quyền cần phải tham gia chấn chỉnh lại những sai phạm này, truyền thông chứ không phải chỗ đùa cho các anh thích làm gì thì làm.

Năm 2012, Trung Quốc đã phát hành phôi hộ chiếu mới trong đó có in bản đồ khẳng định chủ quyền của họ trên nhiều hòn đảo và lãnh thổ tranh chấp, khiến các quốc gia trên toàn Châu Á nổi giận. Việt Nam, Philippines, Ấn Độ và Đài Loan đều phản đối hành động này của Bắc Kinh.

Trong một diễn biến khác liên quan đến áo phông và bản đồ Trung Quốc có đường lưỡi bò, năm 2017 Công an cửa khẩu sân bay Cam Ranh đã “xử lý” hơn chục du khách Trung Quốc nhập cảnh mặc áo thun in hình bản đồ “đường lưỡi bò”.

Theo đại diện Công ty TNHH TM&DV Aladin Việt Nam (trụ sở tại TP Nha Trang), đơn vị nhận đoàn khách trên, xác nhận đúng là có đoàn khách của công ty này mặc áo in bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi bò khi đến Khánh Hòa du lịch.

Cũng theo đại diện của Công ty Aladin Việt Nam, trong đoàn khách Trung Quốc chỉ có hơn chục người mặc áo in bản đồ Trung Quốc có đường “lưỡi bò”. “Sau khi phát hiện, du khách phải cởi áo có bản đồ mới được lên xe về Nha Trang”.

Bịa đặt đường lưỡi bò Trung Quốc không thể bẻ cong được sự thật lịch sử Việt Nam

Dù Trung Quốc có cố gắng đến đâu cũng không thể phản bác được các bằng chứng lịch sử thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nước biển có thể động nhưng không thể thay đổi sự thật lịch sử rằng Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để cưỡng đoạt Hoàng Sa năm 1974 và một số thực thể ở Trường Sa từ Việt Nam năm 1988.

Trung Quốc không thể bác bỏ được chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia khác với vùng biển lân cận theo quy định của UNCLOS 1982. Dù Trung Quốc có thể mạnh, nhưng cũng không thể bẻ cong được luật pháp quốc tế và không thể mua chuộc được dư luận quốc tế.

Tròn 41 năm non sông thu về một mối, Tổ quốc ta liền một dải. Cùng với thời gian, đất nước ta đã có những bước tiến vượt bậc về mọi mặt, đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng. Tuy thế, những dấu tích lịch sử sau từng ấy năm và nỗi đau do chiến tranh gây ra vẫn còn đeo đẳng nhân dân ta mãi mãi.

Không có mảnh đất nào, gia đình nào trên đất nước Việt Nam không phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh. Nhưng vì chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, nên khi “kẻ thù buộc ta ôm cây súng”, trên khắp đất nước ta từ già đến trẻ đều xung phong ra mặt trận, không quản gian khó, sẵn sàng hi sinh để giành, giữ Tổ quốc. Hành trang trong chiến đấu luôn có trong trái tim là khát vọng hòa bình. Đó luôn là lý tưởng cao đẹp để phấn đấu và hướng tới.

Chúng ta đang được hưởng những gì tốt đẹp của một đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định và phát triển. Đất nước chúng ta đang thay đổi từng ngày trên con đường hội nhập và phát triển. Dù cho trong quá trình phát triển ấy cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định, nhưng chúng ta đã và đang được thụ hưởng bầu không khí hòa bình trên đất nước Việt Nam. Chúng ta yêu hòa bình, chúng ta phải làm tất cả vì hòa bình. Đó là kết tinh lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta, của nhân dân ta.

Lịch sử dân tộc ta thật hào hùng, ghi nhận biết bao sự hy sinh, cống hiến của các thế hệ cha anh vì sự toàn vẹn lãnh thổ. Do vậy, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chủ quyền đất nước, duy trì hòa bình, ổn định là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Cụ thể là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ sự ổn định chính trị – an ninh xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường thuận lợi để phát triển đất nước là điều mà mỗi người trong chúng ta cần nhận thức một cách đầy đủ để có hành động đúng đắn, sáng suốt.

Chiến tranh không phải là một trò đùa, hay là cuộc “tỷ thí” để khẳng định mạnh yếu, mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người, của quốc gia dân tộc và của nhân loại. Dã tâm gieo rắc chiến tranh đồng nghĩa với việc cổ súy con người hủy hoại cuộc sống của chính đồng loại mình… đó là tội ác cần phải lên án, dù chỉ trong tư tưởng.

Thế nên, hiểu được cái giá của chiến tranh để yêu nước, sống có trách nhiệm với đất nước bằng những việc làm cụ thể gắn liền với nghĩa vụ, trách nhiệm công dân là thành trì vững chắc, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động tìm mọi cách chống phá cách mạng nước ta.

Đinh Lực

Đọc nhiều