86
topics
561302

Mượn tang lễ của Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ để bôi nhọ cả một dân tộc

LS Lê 27/09/2021 12:16

Vừa qua, Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) Thích Phổ Tuệ đã viên tịch vào ngày 21/10 tại Tổ đình Viên Minh, Hà Nội. Trong sự thương tiếc của người dân và Phật tử trên toàn quốc, Đức Pháp chủ đã được an táng đúng theo di nguyện cũng như đúng theo nguyện vọng của Phật tử trên toàn quốc. Một sự kiện thành kính như vậy lại bị những kẻ hạn hẹp về tầm nhìn như Mạc Văn Trang lợi dụng để xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh của vị Pháp chủ, của Phật giáo và thậm chí là hình ảnh của cả đất nước.

Tang lễ của Đức pháp chủ Thích Phổ Tuệ diễn ra giản dị.

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ di nguyện rằng tang lễ của mình không được tổ chức linh đình, không vòng hoa phúng điếu và không tiêu tốn thời gian, công đức của tăng ni, phật tử. Nguyện vọng này của ngài thật phù hợp với điều kiện dịch bệnh hiện tại cũng như thể hiện được tấm lòng của một người tu hành. Đáng buồn thay, “kẻ trở cờ” Mạc Văn Trang lại mượn lời căn dặn của vị Pháp chủ cũng như sử dụng những hình ảnh về chính lễ tang của ngài để rêu rao “Giáo hội Phật giáo không thực hiện đúng di nguyện” và nghiêm trọng hơn là gián tiếp bôi nhọ đến Nhà nước ta.

Lý lẽ ngờ nghệch của Mạc Văn Trang.

Mặc dù tang lễ của Đức Pháp chủ được tổ chức theo nghi thức cao nhất của GHPGVN nhưng nó vẫn đáp ứng đúng di nguyện của Pháp chủ cũng như phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện tại. Lễ truy điệu tưởng niệm và Lễ nhập bảo tháp của Đức Pháp chủ được tổ chức theo hình thức trực tiếp đối với tăng ni trên địa bàn TP Hà Nội và trực tuyến tới trụ sở Giáo hội Phật giáo các cấp, tới các chùa, cơ sở tự viện cả nước trong cùng thời gian. Theo đó, các chùa, cơ sở tự viện đồng thời cử chuông trống Bát nhã và niệm Phật đúng vào thời gian Giáo hội tổ chức lễ tưởng niệm để cùng đưa tiễn Đức giáo chủ.

Vì vậy, lý lẽ của Mạc Văn Trang về một đám tang “hoành tráng và đông đúc” là hoàn toàn vô căn cứ. Bởi tang lễ được tổ chức tại một ngôi chùa làng là Tổ đình Viên Minh, quy mô không hề lớn thì lấy cơ sở đâu ra để có đám tang linh đình. Quy mô lễ tang so với danh tiếng, tầm ảnh hưởng của vị cao tăng đứng đầu Phật giáo Việt Nam như vậy là thật sự không có gì đáng kể. Đám tang không chỉ phải đúng theo di nguyện của Pháp chủ mà còn phải phù hợp với nguyện vọng của phật tử, chúng sinh trong cả nước, vì vị thế của Phật giáo trong lòng dân tộc là rất lớn. Tôn trọng ý kiến cá nhân, đáp ứng mong ước của số đông không phải chính là chân lý mà các “nhà dân chủ” như Mạc Văn Trang vẫn theo đuổi hay sao?

Chẳng phải lời buộc tội này là quá khập khiễng so với những giá trị về “dân chủ” mà Mạc Văn Trang vẫn theo đuổi? Có thể ông ta cũng không thật sự bận tâm tới lễ tang của Pháp chủ hay vấn đề “dân chủ” như vẫn tuyên truyền. Điều ông thật sự muốn chính là mượn những hiện tượng xã hội để xuyên tạc, đặt điều chống phá đất nước. Tại sao, một người đã từng mang cái tầm phó giáo sư, tiến sĩ mà suy nghĩ lại nông cạn, trẻ con đến vậy? Có chăng chính là vì lòng tham sân si, chính vì những bất mãn của bản thân mà quy chụp cái nhìn tiêu cực, phiến diện đó lên cả một dân tộc, một đất nước. Nếu ai cũng bị cái danh của ông ta dắt mũi, thử hỏi nếu cứ tiếp diễn thì an ninh xã hội có được đảm bảo hay không?

Suy cho cùng, một người tuổi xế chiều như Mạc Văn Trang nên sống phần đời còn lại tử tế vì tiếng thơm cho con cháu, chứ đừng vì thỏa mãn sự ích kỷ của cá nhân mà làm xấu mặt cả một thế hệ mai sau.

LS Lê

Tags :
Đọc nhiều