Đúng vào phút chót, sự kiện phóng tên lửa mang vệ tinh made in Vietnam lên vũ trụ bị hoãn

01/10/2021 09:37

Sáng nay (1.10), tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura Nhật Bản, tên lửa Epsilon số 5 mang theo 9 vệ tinh chuẩn bị được phóng lên không gian. Tuy nhiên, vào ngay thời khắc cất cánh, sự kiện đã bị tạm hoãn.

Tên lửa Epsilon số 5 mang theo các vệ tinh chuẩn bị được phóng lên không gian thì bị tạm hoãn. Ảnh JAXA
Tên lửa Epsilon số 5 mang theo các vệ tinh chuẩn bị được phóng lên không gian thì bị tạm hoãn. Ảnh JAXA

Theo như dự kiến, sáng nay (1.10), tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura Nhật Bản, tên lửa Epsilon số 5 sẽ được phóng lên quỹ đạo vào lúc 7 giờ 51 phút 21 giây.

Đáng chú ý, trong lần phóng này có vệ tinh NanoDragon – “Made in Việt Nam”. Cùng với vệ tinh NanoDragon có 8 vệ tinh khác của Nhật Bản.

Việc phóng 9 vệ tinh này nằm trong khuôn khổ “Trình diễn công nghệ vệ tinh sáng tạo 2”- Innovative Satellite Technology Demonstration-2” của Cơ quan Hàng không – Vũ trụ Nhật Bản (JAXA);

 
Vệ tinh NanoDragon được thiết kế, tích hợp bởi Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Ảnh VNSC

Vào khoảng 4 phút sau khi vụ hoãn tên lửa Epsilon thực hiện, cơ quan vũ trụ Nhật Bản JAXA cho biết, vụ phóng tên lửa sẽ không thể diễn ra trong ngày 1.10. Các quan chức trên webcast của JAXA thông tin về nguyên nhân vụ hoãn phóng là do sự cố của trạm mặt đất.

Theo lịch trình ban đầu, vụ phóng diễn ra lúc 9h51 ngày 1.10, giờ địa phương (tức 7h51, theo giờ Việt Nam) tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura của Nhật Bản. Tên lửa Epsilon của Nhật Bản phóng 9 vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo Trái đất, trong đó có vệ tinh NanoDragon của Việt Nam.

Tên lửa Epsilon dự kiến vận chuyển lên quỹ đạo cho Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) Vệ tinh Trình diễn Công nghệ Sáng tạo 2, gọi tắt là RAISE 2, và 8 ​​vệ tinh khác.

Như tên gọi đầy đủ, RAISE 2 nặng 110kg là một trình diễn công nghệ. Các quan chức JAXA cho biết, vệ tinh do Mitsubishi chế tạo sẽ thử nghiệm 6 công nghệ không gian khác nhau, bao gồm một cảm biến nhỏ gọi là MARIN được thiết kế để đo vị trí, độ cao và vận tốc của vệ tinh quay quanh quỹ đạo.

Tám vệ tinh khác, được sản xuất bởi nhiều công ty và trường đại học Nhật Bản, thậm chí còn nhỏ hơn RAISE 2 rộng 1m. Bốn trong số các vệ tinh này nặng 4kg trở xuống, và 4 vệ tinh còn lại nặng từ 46 đến 62 kg.

NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước tiêu chuẩn 3U (100 x 100 x 340,5 mm), được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) phát triển.

Cận cảnh vệ tinh NanoDragon.

Đây là vệ tinh được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo 100% tại Việt Nam và nằm trong lộ trình phát triển vệ tinh nhỏ “Made in Vietnam” của VNSC.

Vệ tinh này được gửi sang Nhật Bản hôm 17.8 và chuyển đến bãi phóng ở Trung tâm Vũ trụ Uchinoura để kiểm tra các khâu cuối cùng.

Tham gia phóng cùng vệ tinh của Việt Nam lần này có tất cả 9 vệ tinh, bao gồm:

1 vệ tinh nhỏ là vệ tinh RAISE-2 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản nặng 110kg

– 4 vệ tinh lớp micro, bao gồm:

HIBARI (55 kg) của Viện Công nghệ Tokyo,

Z-Sat (46 kg) của công ty TNHH Mitsubishi Heavy Industries,

DRUMS (62 kg) của công ty TNHH Kawasaki Heavy Industries,

TeikyoSat-4 (52 kg) của trường Đại học Teikyo,

– 4 vệ tinh lớp cubesat bao gồm:

NanoDragon (3,8kg) của VNSC phối hợp cùng Công ty TNHH điện tử Meisei,

ASTERISC (4kg) của Viện Công nghệ Chiba,

ARICA (1kg) của Trường Đại học Aoyama Gakuin,

KOSEN-1 (3kg) của Trường cao đẳng quốc gia Kochi. 

Mạnh An

Đọc nhiều