Đừng lợi dụng việc góp ý để chống phá Đảng

Hạnh Văn 07/10/2020 18:00

Vừa qua, cũng như mọi kỳ Đại hội khóa trước, Ban Tuyên giáo đã ban hành hướng dẫn về công tác lấy ý kiến đóng góp của Nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội. Đây là việc làm thiết thực để đón nhận, phát huy trí tuệ và tâm huyết chung của người dân Việt Nam. Nhưng lợi dụng điều này, trang mạng RFA lại có bài viết “Liệu dân có ‘dám’ đóng góp ý kiến cho đảng?” nhằm xuyên tạc, bôi bẩn ý nghĩa của công tác quan trọng ấy, và cũng không quên lèo lái, bóp méo chỉ đạo của Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng…

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng chỉ đạo về công tác lấy ý kiến đóng góp từ Nhân dân.

Trong những năm trở lại đây, các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bên cạnh việc thảo luận, xây dựng văn kiện đã thực hiện thêm một công tác “đặc biệt” khác, đó là tổ chức lấy ý kiến đóng góp của người dân Việt Nam. Đây là một trong những điểm mới của công tác của Đại hội, với mục đích không gì khác ngoài đón nhận, tiếp thu các ý kiến đóng góp, thảo luận từ các tầng lớp người dân. Những ý kiến từ các cá nhân, tổ chức ngoài đảng phần nào cho thấy Đại hội không chỉ là công việc nội bộ, mà luôn cần sự tham gia, cùng xây dựng của toàn thể các thành viên của xã hội.

Trong Đại hội khóa XII năm 2015, chỉ riêng tại TPHCM đã có hơn 730 bài báo và ý kiến trên báo đài, có 267 thư và tổng hợp ý kiến. Tham gia đóng góp khi đó có thể kể đến Khối doanh nghiệp TPHCM, Đoàn Luật sư, các nhà quản lý, các chuyên gia mọi lĩnh vực… Theo tổng kết của Tổ biên tập văn kiện thì có đến hơn 26 triệu lượt đóng góp ý kiến trên cả nước. Có những đóp góp rất giản dị thôi, như ý kiến cho rằng mục tiêu của nhiệm kỳ tới cần phải ngắn gọn, rõ hơn. Khi đó Trung ương đã tiếp thu và sửa đổi từ “Xây dựng nền tảng để” bằng “Phấn đấu”, để làm rõ mục tiêu trong 5 năm tới là “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Lại có những ý kiến lớn mang tầm vĩ mô như vấn đề kinh tế và mô hình tăng trưởng, như việc có ý kiến chỉ ra rằng nước ta là thành viên của Liên Hợp Quốc, và cũng đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ được đề ra. Nhưng Mục tiêu này đã kết thúc trong năm 2015 và LHQ cũng đề ra Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Ý kiến đóng góp này đã được đưa vào cập nhật và bổ sung cho Dự thảo.

Thông qua những sửa đổi có được từ ý kiến người dân, dù là việc nhỏ bé như làm rõ mục tiêu nhiệm kỳ, hay những ý kiến lớn về kinh tế và tăng trưởng, cũng đều được lắng nghe, tiếp thu và sửa đổi rất rõ ràng, cụ thể. 26 triệu lượt đóng góp cho thấy sự quan tâm không hề nhỏ của người dân, cũng cho thấy giá trị của sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân đối với Đại hội. Nhưng bên cạnh những đóp góp thẳng thắn, mang tính chất xây dựng, còn đó những luận điệu bàn lùi đầy tiêu cực, phá hoại để bôi bẩn một công tác quan trọng của Đại hội. Vì có những kẻ như thế nên Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã nhấn mạnh: “kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; làm thất bại mọi thủ đoạn lợi dụng việc góp ý cho Đại hội để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ.” Chỉ đạo của ông dường như đã đánh trúng “tim đen” của những kẻ đang âm mưu tiến hành những hoạt động chống phá. Bằng chứng là ngay sau phát biểu của Thường trực Ban Bí thư, trang mạng RFA đã dùng đến đối tượng chống phá cộm cán Nguyễn Ngọc Già để bôi nhọ không chỉ nhân cách mà cả tầm vóc và tư tưởng của ông.

Trong bài báo đầy tư tưởng thù địch, nhà báo tự phong Nguyễn Ngọc Già kệch cỡm “trả lời” cho câu hỏi “Ai sẽ đóng góp ý kiến?” của RFA bằng hàng loạt những ngôn từ xúc phạm, rêu rao. Điều khôi hài ở chỗ, Già cho rằng Đảng không biết lắng nghe và “ai đóng góp ý kiến sẽ bị đi tù” giống như y… Ngọc Già đừng quên, bản án 3 năm tù của y là cái giá cho những lời chửi rủa chống phá điên cuồng, cho những “ngòi bút máu” được RFA, Dân Làm báo… thuê viết. Y và cả “chủ thuê” RFA hãy nhớ, việc nghe lời góp ý vốn dĩ luôn đòi hỏi sự sáng suốt, tỉnh táo của người nghe. Bởi nếu không vận dụng trí tuệ, không chắt lọc lời nói thì con người ta sẽ lâm vào cảnh “đẽo cày giữa đường”, ai nói gì cũng nghe, và kết quả thì công sức thì đổ ra nhưng “cày” thì không có. Đảng cũng vậy, việc lấy ý kiến là để tập hợp trí tuệ của người dân, lắng nghe sự sáng suốt bộ phận dân chúng bên ngoài đảng, chứ không phải để nghe những lời bàn lùi, phá hoại của những kẻ lấy việc đi xuyên tạc, chống phá làm công cụ kiếm tiền Nguyễn Ngọc Già.

Chân dung đối tượng Nguyễn Ngọc Già.

Thẳng thắn mà nói, Ngọc Già không “dám” đóng góp, không phải vì sợ đi tù, mà vì tư tưởng và suy nghĩ lụn bại không cho phép y có một ý kiến xây dựng tích cực nào, mà chỉ muốn phá hoại, xuyên tạc. Vì “cái tật giật mình” của mình nên y cảm thấy cần phải bóp méo, xuyên tạc chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, phải gán ghép cho ông những “tội danh” mà thực tế chỉ có thể dành cho y. Những “tư tưởng sai lệch”, “lý luận yếu kém”, “phản khoa học”, “phản động” mà y phán, quả thật chỉ có thể ứng với một kẻ duy nhất trong sự việc này, đó là Nguyễn Ngọc Già.

Đại hội Đảng toàn quốc đã rất gần, cũng là lúc những đối tượng như Đình Ngọc cùng những tổ chức chuyên thuê mướn những “ngòi bút máu” của y như RFA chắc chắn sẽ không ngừng những lời xuyên tạc xảo quyệt. Nhưng trò hề của Đình Ngọc vừa qua đã cho thấy những kẻ chuyên đi “bàn luận” thực chất không hề muốn xây dựng, đóng góp cho đất nước, chúng chỉ muốn phá hoại, đạp đổ công sức chứa bao mồ hôi, nước mắt của người dân Việt Nam mà thôi.

HẠNH VĂN

Đọc nhiều