419
category
407183

Đừng lấy áo cà sa khoác lên quỷ dữ

Bảo An 07/07/2020 17:47

Nếu muốn biết về tại Việt Nam có dân chủ, nhân quyền và tự do ngôn luận hay không, hãy đến sống, cảm nhận và đánh giá từ thực tế. Đừng bao giờ lấy ví dụ của một số kẻ bất tuân chính trị, bất tuân pháp luật để vội vàng quy kết Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền và tự do ngôn luận.

Hình ảnh Thông tin lệch lạc được các đối tượng rêu rao

Trong khi đại dịch Covid – 19 vẫn đang hoành hành trên khắp thế giới thì người dân Việt Nam lại đang sống trong một môi trường tương đối an toàn. Những bãi biển đã dần đông khách trở lại, những quán ăn người ra vào tấp nập, những trận bóng đá thu hút hàng chục nghìn khán giả là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy người Việt Nam đang thoải mái thế nào. Ấy vậy nhưng với một số kẻ ghen ăn tức ở, khi thấy người dân Việt Nam được hưởng hòa bình, hạnh phúc thì lại cố chọc ngoáy, chê bai, bới bèo ra bọ. Vẫn với tấm lá chắn dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, các đối tượng gia tăng việc xuyên tạc, hướng lái thông tin để hướng đến mục đích chống phá chính quyền.

Không có thứ tự do ngôn luận đi ngược lại lợi ích chung của quốc gia, dân tộc

Trong một bài viết mới đưa ra, Việt Tân mạnh miệng vu khống Việt Nam đang bị “cộng đồng quốc tế chỉ trích nặng nề vì vi phạm quyền con người”. Đồng thời, Việt Tân cũng rêu rao luận điệu Việt Nam và một số quốc gia khác “đã gia tăng việc bắt bớ người dân một cách tùy tiện khi họ lên tiếng chỉ trích chính phủ, hoặc chia sẻ thông tin, quan điểm cá nhân về đại dịch, với cáo buộc là loan truyền “thông tin sai lệch” trên mạng xã hội”, cho rằng Việt Nam đang trong tình trạng báo động về “đàn áp tự do ngôn luận”.

Ở Việt Nam có tự do ngôn luận hay không? Nếu muốn biết câu trả lời thì hãy trực tiếp đến sống, là việc, tiếp xúc và hòa nhập vào xã hội tại Việt Nam để cảm nhận. Tuy nhiên cùng nhìn qua một vài con số sau để thấy Việt Nam có tự do ngôn luận hay không: tại Việt Nam có 64 triệu/khoảng 97 triệu dân sử dụng internet thường xuyên; 94% là tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày; có 143,3 triệu số di động được sử dụng; đứng trong top 5 các nước xem video trên Youtube nhiều nhất trên thế giới (theo Báo cáo Digital Marketing năm 2019 của WeareSocial và Hootsuite); năm 2018, Việt Nam có 58 triệu người dùng mạng facebook … Lướt qua những con số trên để thấy, việc người dân tiếp cận, chia sẻ với các nguồn thông tin là vô cùng lớn. Không khó để nhận thấy, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội tại Việt Nam, mỗi người dân đã trở thành một người làm thông tin. Tại Việt Nam đã hình thành một bộ phận không nhỏ facebooker, youtuber kiến tiền bằng cách chia sẻ thông tin. Ngay cả những người phụ nữ nông thôn lớn tuổi cũng đã tham gia vào guồng quay này. Và cũng xin nhớ rằng những trang mạng xã hội tại Việt Nam hầu hết đều của quốc tế (như vậy có thể loại trừ việc chính quyền nhúng tay can thiệp vào việc chia sẻ thông tin). Vậy căn cứ nào để cho rằng người dân Việt Nam bị đàn áp tự do ngôn luận?

Nhìn lại luận điệu vu khống Việt Nam vi phạm nhân quyền, xâm phạm quyền tự do ngôn luận, không khó để thấy căn cứ để các đối tượng đưa ra nhận định này là dựa trên việc một số cá nhân chống đối, vi phạm pháp luật bị xử lý thời gian qua. Thực chất, những đối tượng được rêu rao dưới danh nghĩa mỹ miều “nhà bất đồng chính kiến” là những đối tượng chống đối, cơ hội chính trị, phản động chống phá. Các đối tượng này núp dưới vỏ bọc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền và lợi dụng quyền tự do ngôn luận để chống phá Đảng, Nhà nước. Một mặt, các đối tượng xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mặt khác, các đối tượng gia tăng việc kích động chống đối. Hành động của những đối tượng này là nghiêm trọng, đe dọa đến an ninh, an toàn, ổn định và trật tự xã hội.

Đừng lấy áo cà sa khoác lên quỷ dữ

Cần phân biệt rõ đâu là tự do ngôn luận và đâu là việc lợi dụng tự do ngôn luận để chống phá chính quyền. Tại Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị quy định việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận phải kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt; có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác và bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội (khoản 3, Điều 19).

Hành động chống phá chính quyền, xuyên tạc thông tin không phải là việc thực hiện quyền tự do ngôn luận. Đây là hành động vi phạm pháp luật, đe dọa đến an ninh quốc gia, xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin chính xác của người khác. Chính vì vậy, việc bắt giữ, xử lý các đối tượng là điều hiển nhiên.

Nói thẳng, nếu Việt Nam không có tự do ngôn luận, nếu Việt Nam đàn áp nhân quyền thì hàng loạt các trang mạng xã hội do các cá nhân, tổ chức chống đối như Việt Tân, Chân trời mới media, Phạm Đoan Trang, Người buôn gió, Hội anh em dân chủ v.v… đã bị đánh bay khỏi facebook.

Tại Việt Nam, mảnh đất mang tên “tự do ngôn luận” vẫn được nhiều kẻ lợi dụng để chống phá. Vậy nhưng nhiều cá nhân, tổ chức quốc tế, dù biết rõ bản chất phía sau của những đối tượng này là gì nhưng vẫn mắt nhắm mắt mở chống lưng, bợ đỡ cho những kẻ này hoạt động. Đúng là không thể chấp nhận.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Đọc nhiều