86
topics
562704

Đừng lập lờ giữa ‘góp ý’ và ‘bôi nhọ’

An Diễm 03/10/2021 11:49

Vốn dĩ, phán xét bừa bãi về công việc của người khác trong khi mình không am hiểu đã là một việc sai, giả vờ góp ý để bôi nhọ người ta thì còn sai trái gấp bội. Mới đây, cựu nhà báo Phan Bùi Bảo Thy cùng đồng bọn đã bị TAND tỉnh Quảng Trị đưa ra xét xử vì chuyên đăng các bài nói xấu lãnh đạo tỉnh Quảng Trị. Chẳng lạ gì khi Chân Trời Mới Media ngay lập tức nhảy vào “bênh vực”, cho là Bảo Thy chỉ “góp ý”.

Phan Bùi Bảo Thy tại tòa.

Sáng 29-10, TAND tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Phan Bùi Bảo Thy (nguyên là nhà báo, trưởng văn phòng đại diện báo Giáo Dục và Thời Đại khu vực miền Trung), Nguyễn Huy (nguyên đội trưởng một đội thuộc Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Quảng Trị) và Lê Anh Dũng (giám đốc một doanh nghiệp) cùng về tội “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân”.

Theo cáo trạng được công bố trước tòa, đầu năm 2020, xuất phát từ bức xúc cá nhân và nhận thức sai lệch về chống tiêu cực, Dũng kết hợp cùng cựu nhà báo Phan Bùi Bảo Thy và Huy sử dụng Facebook Thu Hà, Hoàng Lê, Quảng Trị 357… chuyên đăng các bài nói xấu lãnh đạo tỉnh Quảng Trị từ bí thư, chủ tịch đến lãnh đạo các sở ngành.

Chân Trời Mới tỏ ra mỉa mai “những cán bộ như nhà báo, công an, doanh nghiệp, mà nhận thức non kém… thì thật là đáng trách”, có lẽ họ ngụ ý rằng những người này “nhận thức đúng” nhưng chỉ vì phê phán lãnh đạo mà bị xử phạt chăng? Cần hiểu trong xã hội mỗi người một vị trí, trong đó vị trí lãnh đạo là người bao quát, có cái nhìn tổng quan, đưa ra kế hoạch, phương hướng cho các vị trí cấp dưới thực hiện. Nếu như lãnh đạo là người đứng trên cao, phải quan sát toàn cảnh xã hội, thì những vị trí như nhà báo, công an, doanh nghiệp chỉ có thể nắm được thông tin trong phạm vi lĩnh vực của mình mà thôi. Việc những người đó không hiểu được lãnh đạo và nhận thức kém thì cũng đâu có gì là lạ? Người xưa đã có câu “Một người lo bằng một kho người làm” thể hiện vai trò lớn hơn của người lãnh đạo trong bộ máy so với các vị trí khác.

Tồi tệ hơn, Chân Trời Mới Media mượn việc các đối tượng này dùng nick ảo trên mạng xã hội để “đá xéo” việc các đồng chí CSGT hóa trang và đứng góc khuất để bắn tốc độ trên đường dù “quy định phải đứng trên đường”. Đây là một vấn đề đã được giải thích từ rất lâu. Theo Thông tư 01/2016 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT thì có quy định: “Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Do vậy, CSGT kết hợp biện pháp công khai với bí mật (hóa trang) để đo tốc độ là cần thiết, xuất phát từ thực tiễn công tác và đúng quy định của pháp luật. Và không chỉ CSGT Việt Nam, ngay ở nước ngoài, CSGT cũng phải đứng ở các góc khuất như lùm cây, nóc nhà để tác nghiệp hiệu quả. Lý do đơn giản là người tham gia giao thông luôn có xu hướng tuân thủ luật khi thấy cảnh sát, và khi cảnh sát không có mặt thì họ có xu hướng phớt lờ, vi phạm. Trên hầu hết các tuyến đường CSGT bắn tốc độ đều đã có biển cảnh báo tốc độ, đoạn đường này thường xuyên đo tốc độ của xe cơ giới, tức là đã công khai và người dân phải chấp hành, đâu có gì phải “núp”? Chỉ có kẻ xấu mới phải đứng “núp” trong bóng tối để làm việc xấu, và chỉ có kẻ tồi tệ như Chân Trời Mới Media mới có thể đưa ra một so sánh thô thiển như vậy.

Trình độ ẩn nấp bắn tốc độ của cảnh sát Úc.
Cảnh sát Anh núp lùm bắn tốc độ.

Cũng bởi trí óc thiển cận, Chân Trời Mới Media còn trích dẫn câu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc góp ý kiến phản đối khi cán bộ làm việc sai. Cần hiểu “góp ý” khác với “nói xấu”, “bôi nhọ”, “công kích” và càng khác với “xúc phạm uy tín, danh dự”. Trong khi góp ý là tập trung vào công việc, thì nói xấu bôi nhọ là hướng vào cá nhân người khác. Không ai có thể chấp nhận một hành vi như vậy. Đối tượng Bảo Thy cùng đồng bọn đã phải thừa nhận có “bức xúc cá nhân”, như vậy là đã đủ giải thích cho hành vi bôi nhọ, nói xấu, không thể bao biện được nữa.

Một việc khác cũng được Chân Trời Mới Media “điểm danh” là vụ việc Luật sư Nguyễn Mạnh Tường được phân công viết bài phê phán chủ trương Cải cách ruộng đất và sau đó bị xử lý. Đúng là “điếc hay hóng, ngọng hay nói”. Việc tiến hành Cải cách ruộng đất và sau đó thừa nhận sai lầm đã được Đảng công khai thông báo, được các lãnh đạo cấp cao thậm chí cả Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lên phát biểu thừa nhận sai lầm. Thế thì cần gì một ông “luật sư quèn” nào “phê phán” hộ? Thực tế ông Trường chỉ mượn chuyện Cải cách ruộng đất để nêu ra quan điểm phản động của mình mà ông từng thừa nhận là “phạm pháp quả tang”, sau đó ông còn dính đến “Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm” với tư tưởng chống Nhà nước nên đã bị xử lý. Hoàn toàn không có chút nào liên quan đến vụ án Bảo Thy đang bị xét xử.

Đã kém hiểu biết lại còn thích so sánh, giải thích bậy bạ, Chân Trời Mới Media càng lúc càng bộc lộ cái “trí tuệ” “điếc hay hóng, ngọng hay nói” của mình.

An Diễm

Tags :
Đọc nhiều