419
category
423085

Đừng hòng xuyên tạc!

Bảo An 23/08/2020 17:50

Nằm trong mưu đồ chống phá Việt Nam, các cá nhân, tổ chức chống đối, phản động ở nước ngoài liên tục móc nối, câu nhử, đào tạo, huấn luyện, liên kết, hỗ trợ, giúp sức cho các đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.

Các đối tượng lợi dụng sự kiện để tuyên truyền chống phá

Gần đây, Công an tỉnh Phú Yên đã bắt tạm giam Phạm Hổ, 71 tuổi, trú tại phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên về tội “Lật đổ chính quyền” và Trần Thị Tuyết Diệu, 32 tuổi, trú tại xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên về tội “Tuyên truyền chống nhà nước”. Ngay sau đó, các hội nhóm, tổ chức cũng như nhiều cá nhân chống đối đã tung ra các thông tin sai lệch về vụ án cũng như về hoạt động của Phạm Hổ và Trần Thị Tuyết Diệu để tiến hành bao che, tẩy trắng cho hoạt động phạm pháp của các đối tượng cũng như tấn công chống phá Đảng, Nhà nước. Các đối tượng bên ngoài rêu rao luận điệu chính quyền Việt Nam “đang lợi dụng tình trạng tái phát dịch Covid-19 là cơ hội tốt gia tăng bắt giam những người được cho là thành phần chống đối nhà nước mà không bị thế giới chú ý”. Thậm chí, một số cơ quan của nước ngoài cũng “tát nước theo mưa”, a dua theo các đối tượng chống đối và đưa ra những thông tin không chính xác gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Việt Nam.

Những thủ đoạn chống phá ngày càng nguy hiểm

Cùng với sự phát triển của mạng internet, đặc biệt là sự bùng nổ của mạng xã hội, những luồng thông tin thiếu kiểm chứng làn truyền ngày càng nhanh chóng, tiếp cận với nhiều người dân thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội. Lợi dụng thực tế này, các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối đã tích cực sử dụng mạng xã hội để làm một công cụ hòng truyền bá những tư tưởng, quan điểm, nhận thức lệch lạc. Đồng thời, thông qua mạng xã hội, các đối tượng tiến hành câu móc, huấn luyện, chỉ dẫn một số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị trong nước tham gia vào các hoạt động chống phá chính quyền.

Nếu như trước đây, bộ phận những người trẻ – nhóm người được cho là kinh nghiệm, trải nghiệm, nhận thức chính trị chưa sâu sắc – là nhóm dễ bị các đối tượng hướng lái chính trị nhất thì ngày nay, không ít người cao tuổi, thậm chí có những người từng trải qua thời chiến nhưng không giữ vững được bản chất cách mạng, bị “tẩy màu”, trở thành những công cụ chống phá vô cùng nguy hiểm.

Quay lại việc Công an Phú Yên bắt tạm giam để điều tra đối với Phạm Hổ và Trần Thị Tuyết Diệu, có thể thấy các đối tượng chống đối hoạt động ngày càng táo tợn, manh động, thể hiện ý thức thù hằn, chống phá sâu sắc. Với Phạm Hổ, dù tuổi đã cao nhưng đối tượng này vẫn tỏ ra là một người “thạo công nghệ”. Thông qua mạng xã hội, y tiến hành đăng tải, tuyên truyền những thông tin ca ngợi Đào Minh Quân – đối tượng đứng đầu tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia lâm thời Việt Nam”. Cùng với đó, Phạm Hổ còn không ít lần công khai kêu gọi mọi người tham gia “trưng cầu dân ý” hòng chống phá chính quyền.

Với trường hợp của Trần Thị Tuyết Diệu, y lập ra và điều hành điều trang facebook, youtube để đăng tải, phát tán, chia sẻ những luận điệu đòi đa nguyên, đa đảng, bôi nhọ lãnh tụ; xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam. Bà Diệu còn công khai phỉ báng, kích động lật đổ chính quyền nhân dân. Thậm chí, nếu ai theo dõi các bài viết được đối tượng này đăng tải sẽ thấy ngôn từ được sử dụng đầy tính “chợ búa”, ngoa ngoắt, bậy bạ. Thế mới thấy, cha ông ta nói cấm có sai “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, dù núp dưới vỏ bọc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền nhưng với bản chất vô văn hóa, điêu ngoa, thiếu hiểu biết, các đối tượng đã biến những giá trị nhân quyền, dân chủ cao quý thành những đòi hỏi, yêu sách hẹp hòi, ích kỷ, cá nhân và rẻ rúng.

Bao che cho tội ác cũng là một tội ác

Không khó để thấy, thời gian qua, lực lượng chức năng đã đẩy mạng công tác đấu tranh trấn áp các đối tượng chống đối, phản động, xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam. Việc xử lý các đối tượng này là đúng người, đúng tội nhằm làm trong sạch xã hội và bảo vệ sự bình yên của cộng đồng.

Tuy nhiên, khi các đối tượng bị bắt giữ, điều tra, xét xử, vẫn còn một số tiếng nói lạc lõng được đưa ra với mưu đồ đổi trắng thay đen, xuyên tạc tình hình, tạo cớ cho các thế lực thù địch ca thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Suy cho cùng, đây cũng là hành động hòng bảo bọc cho những “chân rết” chống phá. Vì hơn ai hết, các đối tượng hiểu rõ, một khi Đảng, Nhà nước Việt Nam vững mạnh thì cũng đồng nghĩa với việc chống phá sẽ đi vào ngõ cụt. Chính vì vậy, các đối tượng không từ bất cứ thù đoạn, mưu mô nào để có thể chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Tự do, dân chủ, nhân quyền là những gái trị thiêng liêng và cao quý. Bất cứ ai cũng được hưởng các quyền trên. Tuy nhiên, nếu lợi dụng tự do, dân chủ, nhân quyền để chống phá cộng đồng, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc thì cần phải được nghiêm trị.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Đọc nhiều