419
category
458025

Đừng hòng bẻ lái

Bảo An 16/12/2020 18:40

Đối tượng Trần Đức Thạch vừa bị TAND xét xử sơ thẩm và tuyên mức án 12 năm từ. Lợi dụng vấn đề này, các đối tượng chống đối đã tiến hành xuyên tạc, làm sai lệch bản chất vụ án, tạo cớ tấn công chính quyền.

Trần Đức Thạch tại tòa

Lợi dụng các quyền tự do ngôn luận để tuyên truyền, xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; rêu rao, lan truyền những quan điểm, hệ tư tưởng, ý thức chính trị đối lập, sai trái, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc là một thủ đoạn mà các đối tượng chống đối tích cực sử dụng. Đặc biệt, trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, khi mà mỗi người đều trở thành một “thông tin viên” trên cộng đồng mạng, các đối tượng đã triệt để tận dụng, coi đây là một công cụ hữu hiệu để tấn công chính quyền. Không chỉ riêng đối tượng Trần Đức Thạch, hàng loạt đối tượng khác cũng đang kiếm sống bằng nghề “dân chủ”, “nhân quyền”. Những người này sẵn sàng chĩa thẳng mũi súng bắn về nền hòa bình, độc lập của dân tộc.

Những luận luận xuyên tạc

Ngày 15/12/2020, đối tượng Trần Đức Thạch đã được đưa ra xét xử sơ thẩm. Trước đó, ngày 23/4/2020, lực lượng chức năng ở Nghệ An tiến hành bắt khẩn cấp đối tượng Trần Đức Thạch (sinh 1952; trú tại xã Diễn Tân, Diễn Châu, Nghệ An) về hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19, thường xuyên đăng tải, chia sẻ các bài viết để xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm mục đích kích động phá rối ANTT. Đây là đối tượng từng có tiền án về tội phạm xâm phạm An ninh Quốc gia.

Lợi dụng việc xét xử vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” mà nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung là bị cáo vừa diễn ra, các đối tượng tiến hành so sánh mức án mà bị cáo Chung bị HĐXX tuyên và mức án mà bị cáo Trần Đức Thạch bị HĐXX tuyên để xuyên tạc, hướng lái thông tin. Theo lập luận được các đối tượng đang rêu rao, việc bị cáo Nguyễn Đức Chung bị tuyên án 5 năm tù còn bị cáo Trần Đức Thạch bị tuyên 12 năm tù giam với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” vì các bài đăng chỉ trích chính phủ trên Facebook cá nhân là thiếu công bằng. Từ đây, các đối tượng công kích, hướng lái dư luận theo hướng tiêu cực, hoài nghi về sự công bằng của nền tư pháp Việt Nam.

Những luận điệu được các đối tượng đưa ra là sai trái, thiếu căn cứ.

Cần phải hiểu rõ, bản chất của hai vụ án là hoàn toàn khác nhau. Mặt khác, khi tuyên án, bên cạnh việc đánh giá, phân tích đặc điểm, tính chất, mức độ thiệt hại của hành vi phạm tội, HĐXX còn phải xem xét, đánh giá các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng như nhân thân của người phạm tội để có hình phạt thích đáng, phù hợp. Vì hơn hết, hình phạt đưa ra bên cạnh tính chất răn đe còn phải mang tính giáo dục, vừa thể hiện sự nghiêm khắc của pháp luật nhưng cũng mang trong đó tính nhân văn.

Sở dĩ bị cáo Nguyễn Đức Chung được hưởng mức án nhẹ hơn khung hình phạt là do Chung có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Trong quá trình công tác, Chung đã có không ít đóng góp cho cộng đồng, nhận được nhiêu phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, trong quá trình điều tra, bị cáo Chung đã thành khẩn khai báo.

Về đối tượng Trần Đức Thạch, khoảng năm 2000, Thạch lại thành lập “Đạo chân đất” để hoạt động chống phá chính quyền. Thạch bị bắt và bị toà án huyện xử 15 năm tù sau đó được xét giảm 8 năm. Năm 2010, Tòa án nhân dân tối cao tuyên phạt Trần Đức Thạch 03 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”. Tháng 3/2013, Thạch ra tù, cùng Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Tuyển thành lập “Hội anh em dân chủ” với quan điểm “xây dựng chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng” ở Việt Nam. Thạch được phân công giữ chức vụ “Trưởng đại diện miền Trung”. Năm 2015, “Hội anh em dân chủ” bị cơ quan An ninh triệt phá, Bộ Công an đã khởi tố vụ án Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Riêng Trần Đức Thạch có thái độ khai báo thành khẩn, cam kết không tiếp tục tham gia nữa nên được khoan hồng, tạo cơ hội cho ăn năn, sửa chữa.

Với nhân thân “bất hảo” như trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy đây là một đối tượng có ý thức chống đối sâu sắc. Việc thực hiện hành vi chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân không chỉ diễn ra một lần mà nó diễn ra liên tiếp. Chính vì vậy, việc tuyên một bản án nghiêm khắc với Trần Đức Thạch là hoàn toàn chính xác.

Luận điệu hướng lái nguy hiểm

Đừng hòng bẻ lái

Việc đưa ra thông tin theo kiểu “lập lờ đánh lận con đen” nhằm bẻ hướng, đánh lái tấn công chính quyền là một thủ đoạn thường xuyên được các đối tượng chống đối tiến hành. Nó thể hiện rõ bản chất xảo trá, gian manh của các đối tượng núp bóng dân chủ, nhân quyền chống phá đất nước. Pháp luật là hoàn toàn công bằng, ai sai sẽ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không thể có sự nhân nhượng, bao che, lấp liếm cho các hành vi sai phạm.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Đọc nhiều