3
category
598122

Đừng đánh đồng: Lê Thị Hiền không đại diện cho lực lượng Công an

Phù Vân 26/03/2022 19:39

Vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bà Lê Thị Hiền cùng 17 người khác về tội “Cướp tài sản” theo Điều 169, Bộ Luật Hình sự năm 2015. Bà Hiền từng là đại úy Công an từng gây náo tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) hơn 2 năm trước và sau đó bị giáng chức, khai trừ đảng và cho xuất ngũ.

Bà Hiền từng là đại úy Công an từng gây náo tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) hơn 2 năm trước và sau đó bị giáng chức, khai trừ đảng và cho xuất ngũ.

Vào thời điểm 11/8/2019, dư luận phẫn nỗ trước hành vi to tiếng, chửi bới với các nhân viên và lực lượng an ninh sân bay do tranh cãi về việc ký gửi hành lý bà Lê Thị Hiền. Sau vụ việc, bà Hiền đã phải trả giá cho hành động tổn hại hình ảnh lực lượng Công an nhân dân, bị giáng chức, khai trừ đảng. Cuối cùng, bà Hiền cũng đã tự nộp đơn xin xuất ngũ và được chấp thuận.

Từng là đại úy Công an, bị cho xuất ngũ do hành vi của mình thì đúng ra bà Hiền phải rút kinh nghiệm, sống tốt hơn, làm một công dân gương mẫu, về nhà kinh doanh buôn bán thì làm ăn lương thiện. Nhưng Lê Thị Hiền không những không sống tốt, mà còn vi phạm pháp luật, làm ăn bất lương, giăng bẫy để cướp tài sản của người khác. Và cái kết cho Lê Thị Hiền đó là việc thị bị truy tố về tội danh “Cướp tài sản”. Bản chất của Hiền không phải là bản chất của lực lượng, cá nhân Hiền cũng không phải là một lực lượng. Đây là điều mà bất cứ ai cũng hiểu rõ.

Luận điệu xuyên tạc của đối tượng JB Nguyễn Hữu Vinh.

Thế nhưng, như bắt được vàng, hàng loạt các trang mạng chống phá đã đưa tin về vụ việc với giọng điệu hả hê, “mượn gió bẻ măng” bôi nhọ lực lượng Công an. Với những cái tít giật gân như: “Công an hay côn đồ”, “thành tích mới của nữ cựu đại úy công an Lê Thị Hiền – Vẫn hành nghề cũ nhưng chỉ là chuyển công tác thôi.” Đối tượng JB Nguyễn Hữu Vinh (tức “Anh Ba Sàm”) còn quy chụp rằng: “Khi đã trở thành bản chất, thì khó mà gột rửa sạch để hoàn lương! Con mẹ cựu công an này là một ví dụ điển hình nhất. Cướp mọi nơi!”…

Bản thân Lê Thị Hiền lúc này đã không còn đứng trong hàng ngũ của lực lượng Công an nhân dân. Hiền là một người dân bình thường và nay là một kẻ vi phạm pháp luật. Việc xử lý hình sự đối với Lê Thị Hiền là hoàn toàn xuất phát từ thượng tôn pháp luật: Ai vi phạm người đó phải bị xử lý. Sau khi ra khỏi ngành, Lê Thị Hiền đã không chọn cho mình con đường lương thiện. Đó là lựa chọn của thị và thị phải trả giá. Nhưng bà ta không phải là một đại diện cho lực lượng Công an nhân dân như những đối tượng đang cố tình gán ghép.Theo thống kê, trong năm 2021, cả nước đã khởi tố, điều tra 390 vụ án với 1.011 bị can về các tội tham nhũng, trong đó có những người là cán bộ cấp cao, sĩ quan cấp tướng trong quân đội. Đặc biệt, trong vụ án Việt Á, nhiều cán bộ thuộc Bộ Y tế, Bộ KHCN và Giám đốc CDC các tỉnh cũng đã bị khởi tố…

Các bị can bị khởi tố trong vụ công ty Việt Á.

Nói như vậy để thấy rằng, dù làm bất cứ công việc gì, dù giữ chức vụ gì, thì trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng như nhau – làm sai thì phải trịu trách nhiệm. Điều đó cho thấy, Việt Nam đang củng cố vai trò của pháp luật ngày càng công bằng, vững mạnh bằng cách xử lý những cá nhân vi phạm đúng người, đúng tội, không nể nang, né tránh.

Vì vậy, không thể đánh đồng những việc làm phản cảm trước đây, cũng như hành vi phạm tội ngày hôm nay của đối tượng Lê Thị Hiền cho những chiến sĩ Công an, những người đang ngày đêm bảo vệ sự bình yên của cuộc sống.

Phù Vân

Đọc nhiều