129138
category
382177

Đừng biến những cân gạo, nắm rau của những người già thành công cụ chống phá, thất đức lắm! 

Văn Dân 09/04/2020 11:31

Giữa những xáo trộn do dịch bệnh, giá trị nền tảng và sức mạnh dân tộc chính là truyền thống “thương người như thể thương thân”. Nó được hiện hữu bằng những chuyến bay đưa người dân từ khắp nơi trên thế giới về nước tránh dịch. Đó là những thùng mỳ dành cho nhau kho cơ nhỡ. Đó còn là từng tin nhắn 20 nghìn, từng mớ rau, cân gạo mà người dân vốn khó khăn chắt chiu, nhường nhịn nhau hay sớt chia cùng Chính phủ.

Tôi lặng người hồi lâu nhìn hình ảnh những bó rau, cân gạo đến chục quả trứng gà cụ ông Nguyễn Văn Thái, các cụ bà Nguyễn Thị Huệ, Lê Thị Niệm… lặn lội mang đến các điểm cách ly. Hình ảnh chiếc xe mini màu trắng ngả nâu vì rỉ mà cụ Thái dùng để đi đến xã. Hình ảnh chụp cận món quà của các cụ: cân gạo, bó rau, quả bầu được bọc cẩn thận, 20 ngàn đồng được vuốt thẳng thớm. Rồi cả chuyện mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Ba (87 tuổi ở Thạch Hà, Hà Tĩnh) thấy cán bộ đi vận động ủng hộ chống dịch bỏ qua nhà mình đã liền vội đi theo, gọi với “các chú chê bà nghèo, không cho bà ủng hộ chống dịch à” rồi mang 50 ngàn tiền bán gà ra đóng góp. Chỉ ngần ấy thứ thôi nhưng có sức nặng ngàn cân. Chúng giúp lực lượng chức năng thêm mạnh mẽ trong những lúc chong đèn hỗ trợ người cách ly. Chúng giúp những người bên ngoài, như chính người viết đây, cảm thấy biết ơn vô cùng vì thái độ sống của các cụ.

Lặng lẽ góp một phần vật chất tuy không nhiều, nhưng nỗi lòng người mẹ trước cuộc chiến “chống giặc Covid-19” của đất nước thật là lớn lao và xúc động.

Trong cơn đại dịch này, người già vốn là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Họ cần chú ý tới sức khỏe và cần được chăm sóc nhất. Đó là lý do Thủ tướng cũng đã gửi nhắn dành cho những người trên 60 tuổi mong các bác, các cụ ở nhà để giữ an toàn. Song ngoài việc toàn xã hội muốn chở che người già, chính những người cao tuổi đang lan tỏa cốt cách và phẩm giá của mình tới cộng đồng. Họ giúp chúng ta nhận ra rằng không nỗ lực nào là vô nghĩa. Dù chúng ta là ai, chúng ta có bao nhiêu số 0 trong tài khoản, chúng ta đều có thể đồng hành, ủng hộ thiết thực tới lực lượng ở tuyến đầu chống dịch.

Những người cao tuổi, lưng họ còng đi vì gánh nặng tuổi tác. Nhưng họ cũng mang trong mình những vốn quý về phẩm hạnh con người giữa biến thiên thăng trầm của thời cuộc. Vốn quý này là bài học lớn cho các thế hệ đi sau chưa kinh qua những giai đoạn khó khăn của lịch sử nước nhà. Ngoài kia, còn biết bao ông Thái, bà Bình, bà Huệ, bà Niệm vẫn âm thầm ủng hộ, đồng hành cùng cuộc chiến chung mà không lên truyền thông? Tôi tin là còn rất nhiều. Chưa bao giờ 1 bó rau muống lại to đến thế! Chưa bao giờ 1 kg gạo lại nặng đến thế! Chưa bao giờ 20 ngàn đồng lại nhiều đến thế! Chưa bao giờ 1 quả bầu lại chứa đủ yêu thương đến thế! Và, Tổ quốc còn những con người như thế, cuộc chiến này, không thể thất bại.

Những lời lẽ xuyên tạc bịa đặt của “Phạm Minh Vũ”. Kẻ chẳng giúp ích gì cho người dân, cho đất nước này ngoài những hành vi đê hèn, chống phá

Nhưng buồn thay, đáng lên án thay khi những ngày qua trên mạng xã hội Facebook những kẻ như “Phạm Minh Vũ”, “Dung Kq”, “Hoàng Ngọc Diêu”, “Hoàng Dũng”… lại lợi dụng những nghĩa cử trên, kể nửa câu chuyện thêm thắt nửa còn lại để thành ra một kịch bản rằng, tại sao không thấy người giàu ủng hộ?. Độc địa hơn chúng còn dựng lên những thuyết âm mưu như: “đây là cách Ban Tuyên giáo sử dụng để lấy tiền người nghèo”; “Đảng dùng cả bà già làm chim mồi”, “Đảng cử người xuống tận nhà lấy tiền”…

Bấy lâu nay, vẫn hay nghe những người tự xưng là “nhà zân chủ”, “người hoạt động nhân quyền” rêu rao những lời lẽ tốt đẹp mĩ miều nào là ‘đấu tranh vì nhân dân’, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải ‘thả tù nhân lương tâm’, phải thế này thế họ. Họ có thể rất nhanh tay để ủng hộ tiền phúng viếng ông Lê Đình Kình – một kẻ khủng bố thực sự khi cố tình chỉ đạo nhóm con cháu trong họ tấn công lực lượng chức năng bằng bom xăng, lựu đạn theo tiếng gọi của Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Anh Tuấn những thành phần cộm cán thuộc vây cánh của tổ chức khủng bố Việt Tân. Vậy nhưng từ đầu đợt dịch đến giờ, chẳng thấy cá nhân, tổ chức nào kể trên quyên góp dù chỉ là một đồng, hay 1, 2 cái khẩu trang… Thực tế này, một lần nữa chúng ta lại càng rõ hơn bản chất của những kẻ tự xưng mình là nhà ‘dân chủ’, tôn thờ cái gọi là ‘dân chủ, nhân quyền”. Nhưng chính họ đang bóp méo sự nguyên nghĩa và tinh thần của những cụm từ đó.

Văn Dân

Đọc nhiều