Đưa thi thể 22 chiến sĩ về Đông Hà: Nỗi đau thấu trời đất
Sáng nay, 19-10, các xe cứu thương đã vào hiện trường để đưa các thi thể được tìm thấy trong vụ sạt lở vùi lấp 22 cán bộ chiến sĩ của Đoàn kinh tế quốc phòng 337 tại Hướng Hóa, Quảng Trị, về TP Đông Hà.
10h30 Mưa bắt đầu lất phất trên bầu trời TP Đông Hà, quân đội đang chuẩn bị một lán trại ngay lối vào nhà thi đấu để thân nhân các người thân tạm trú.
Phía bên trong nhà thi đấu, công tác chuẩn bị vẫn đang tiếp tục. Một quân nhân làm nhiệm vụ chia sẻ “Chúng tôi đang sắp xếp những công việc cuối cùng phía bên trong nhà thi đấu. Ai cũng muốn đón đồng đội mình tươm tất, nên chưa thể cho người thân các anh vào”.
Theo quan sát của phóng viên Tuổi Trẻ, hai xe cứu thương biển quân đội vừa vào trong nhà thi đấu, xe dính đầy đất đỏ.
Dù trong mưa, nhiều người dân TP Đông Hà vẫn đang ghé đến trước nhà thi đấu, họ đứng chờ đón những người quân nhân từ Hướng Phùng – Hướng Hóa được xe cứu thương đưa về.
Theo quan sát của phóng viên Tuổi Trẻ, hai xe cứu thương biển quân đội vừa vào trong nhà thi đấu, xe dính đầy đất đỏ.
Dù trong mưa, nhiều người dân TP Đông Hà vẫn đang ghé đến trước nhà thi đấu, họ đứng chờ đón những người quân nhân từ Hướng Phùng – Hướng Hóa được xe cứu thương đưa về.
10h00 Người thân các quân nhân đến ngày một nhiều hơn, phần lớn họ vừa trải qua một đêm thức trắng trên các chuyến xe khách từ các tỉnh về Quảng Trị.
Người thân của quân nhân Trần Quốc Dũng vừa từ Hà Tĩnh vào đúng lúc xe cấp cứu đưa thi thể các anh trở về, chị như lao ra khỏi xe taxi để bám lấy một chiếc xe cấp cứu “Anh Dũng ơi”, chị Kiều Thị Nhung, vợ anh Dũng gào lên dù chẳng biết bên trong xe có phải là chồng mình.
Chuyện của vợ chồng chị có lẽ là chuyện của rất nhiều đôi vợ chồng quân nhân. Cưới nhau tròn 10 năm, chừng ấy thời gian anh Dũng đi công tác, những lời hẹn rồi thất hứa với vợ nhiều lên theo thời gian.
Lần gần nhất là bữa cơm chiều trước khi xảy ra vụ sạt lở đất ở xã Hướng Phùng – Hướng Hóa, anh Dũng điện và hẹn chị mấy ngày nữa sẽ về. “Anh hứa mà sao anh thất hứa anh Dũng ơi, sao anh lại không về với mẹ con em”, chị Nhung khóc.
Trong nước mắt ai oán khóc chồng mình, chị Nhung bảo sinh ra hai người con, đứa lớn bảy tuổi, đứa nhỏ ba tuổi. Từ ngày cưới nhau ba bốn tháng anh Dũng mới ghé nhà một lần.
Chị Nhung cứ khóc gào “Anh đi làm nhiệm vụ em có trách gì anh đâu, sao anh lại đi mãi anh Dũng ơi”. Mọi suy nghĩ trong lúc này của chị Nhung dừng lại ở người chồng.
Đau đớn nhất trong chia sẻ của chị là anh đi quá lâu, đứa con nhỏ chưa quan cha nên không cho cha bồng. Nên đợt này anh hứa sẽ về lâu chưa con quen cha. Nhưng rồi anh đi mãi…
Người thân các quân nhân đến ngày một nhiều hơn, phần lớn họ vừa trải qua một đêm thức trắng trên các chuyến xe khách từ các tỉnh về Quảng Trị.
Người thân của quân nhân Trần Quốc Dũng vừa từ Hà Tĩnh vào đúng lúc xe cấp cứu đưa thi thể các anh trở về, chị như lao ra khỏi xe taxi để bám lấy một chiếc xe cấp cứu “Anh Dũng ơi”, chị Kiều Thị Nhung, vợ anh Dũng gào lên dù chẳng biết bên trong xe có phải là chồng mình.
Chuyện của vợ chồng chị có lẽ là chuyện của rất nhiều đôi vợ chồng quân nhân. Cưới nhau tròn 10 năm, chừng ấy thời gian anh Dũng đi công tác, những lời hẹn rồi thất hứa với vợ nhiều lên theo thời gian.
Lần gần nhất là bữa cơm chiều trước khi xảy ra vụ sạt lở đất ở xã Hướng Phùng – Hướng Hóa, anh Dũng điện và hẹn chị mấy ngày nữa sẽ về. “Anh hứa mà sao anh thất hứa anh Dũng ơi, sao anh lại không về với mẹ con em”, chị Nhung khóc.
Trong nước mắt ai oán khóc chồng mình, chị Nhung bảo sinh ra hai người con, đứa lớn bảy tuổi, đứa nhỏ ba tuổi. Từ ngày cưới nhau ba bốn tháng anh Dũng mới ghé nhà một lần.
Chị Nhung cứ khóc gào “Anh đi làm nhiệm vụ em có trách gì anh đâu, sao anh lại đi mãi anh Dũng ơi”. Mọi suy nghĩ trong lúc này của chị Nhung dừng lại ở người chồng.
Đau đớn nhất trong chia sẻ của chị là anh đi quá lâu, đứa con nhỏ chưa quan cha nên không cho cha bồng. Nên đợt này anh hứa sẽ về lâu chưa con quen cha. Nhưng rồi anh đi mãi…
9h00 Ghi nhận của phóng viên, người thân của các chiến sĩ quân đội đã lần lượt đến nhà thi đấu. Nước mắt khóc thương ngày một nhiều hơn.
Nỗi đau thấu trời, thân nhân các quân nhân hi sinh đang ôm nhầm lấy một người quân nhân mới xuất hiện tại nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị. Nỗi đau hòa chung.
Người thân các quân nhân và người lính vừa đến cùng gào khóc. Họ chẳng thể ngăn được cảm xúc của mình. Giọng nói của tất cả lạc âm trong nước mắt.
Gia đình trung úy Lê Cao Cường đến đầu tiên, từ ngóng đợi thành nước mắt, họ khóc mỗi khi có xe quân sự, xe cấp cứu chạy nhà thi đấu. Lực lượng chức năng phải an ủi và động viên gia đình.
Ông Lê Xuân Động – gia đình trung úy Lê Cao Cường – cho biết gia đình mới từ Nghệ An vào đến Đông Hà sang nay.
Từ khi hay tin, cả nhà ông đau đơn và hi vọng vụ sạt lở vùi lấp 22 chiến sĩ sẽ có phép màu nào xảy ra nhưng cuối cùng phép màu đã không xuất hiện.
Ông Động nói: “Cường làm quân nhân đã mười mấy năm rồi, đi công tác suốt, gia đình cũng ít gặp con. Nay gặp trong tình cảnh này thật quá đau lòng”.
Theo TTXVN, lúc 7h50 ngày 19-10, Trung tướng Nguyễn Tân Cương – thứ trưởng Bộ Quốc phòng – cho biết, các xe cứu thương đã vào hiện trường vụ sạt lở đất tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị để đưa thi thể các cán bộ, chiến sĩ đã được tìm thấy trong ngày 18-10 về thành phố Đông Hà (Quảng Trị).
Lực lượng chức năng đã huy động nhiều xe cứu thương đến hiện trường. Đến nay, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy 15 thi thể cán bộ, chiến sỹ tại hiện trường vụ sạt lở đất ở thôn Cợp, xã Hướng Phùng.
Rạng sáng 19-10, sau nhiều nỗ lực, lực lượng chức năng đã thông xe tạm thời đường vào điểm sạt lở ở thôn Cợp, để một số xe cứu thương và xe làm nhiệm vụ tiếp cận hiện trường.
Trước đó, chiều 18-10 lực lượng công binh dẫn theo chó nghiệp vụ đi bộ khoảng 2 km từ điểm sạt lở gây tắc đường vào thôn Cợp, xã Hướng Phùng, hiện trường vụ sạt lở đất để tìm kiếm nạn nhân mất tích.
Khó khăn nhất hiện nay là mưa liên tục, gây nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và khó khắc phục triệt để các điểm sạt lở để thông đường vào hiện trường.
Như đã đưa tin, vào khoảng 1h sáng 18-10, tại xã Hướng Phùng, huyện miền núi Hướng Hóa xảy ra vụ sạt lở đất khiến 22 cán bộ, chiến sĩ của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 thuộc Quân khu 4 bị vùi lấp.
Danh sách 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn kinh tế – quốc phòng 337 (Quân khu 4) bị vùi lấp trong vụ sạt lở đêm 17, rạng sáng 18-10.
1. Lê Văn Quế – sĩ quan. Quê quán: Cam Thành, Cam Lộ, Quảng Trị (đã tìm thấy lúc 9h45 ngày 18-10)
2. Lê Hải Đức – sĩ quan. Quê quán: Lộc Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình (đã tìm thấy lúc 8h50 ngày 18-10)
3. Phùng Thanh Tùng – sĩ quan. Quê quán: Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, Nghệ An (đã tìm thấy lúc 15h13 ngày 18-10)
4. Phạm Ngọc Quyết – sĩ quan. Quê quán: Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình (đã tìm thấy lúc 14h15 ngày 18-10)
5. Nguyễn Cao Cường – quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Cường Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh (đã tìm thấy lúc 13h ngày 18-10)
6. Nguyễn Cảnh Trung- quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Thượng Sơn, Đô Lương, Nghệ An (đã tìm thấy lúc 12h50 ngày 18-10)
7. Nguyễn Văn Thu – quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Tăng Thành, Yên Thành, Nghệ An (đã tìm thấy lúc 14h45)
8. Lê Đức Thiện – quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Định Tăng, Yên Định, Thanh Hóa (đã tìm thấy lúc 12h ngày 18-10)
9. Trần Văn Toàn – quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Xuân Thành, Yên Thành, Nghệ An (đã tìm thấy lúc 13h ngày 18-10)
10. Trần Quốc Dũng – quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh (đã tìm thấy lúc 14h20 ngày 18-10)
11. Bùi Đình Toản – quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An
12. Ngô Bá Văn – quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh
13. Lê Hương Trà – quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
14. Lê Cao Cường – quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Hưng Đạo, Hưng Nguyên, Nghệ An (đã tìm thấy lúc 8h30 ngày 18-10)
15. Lê Tuấn Anh – chiến sĩ. Quê quán: Cam Thành, Cam Lộ, Quảng Trị
16. Nguyễn Anh Duy – chiến sĩ. Quê quán: Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An
17. Phạm Văn Thái – chiến sĩ. Quê quán: Hải Thành, Đồng Hới, Quảng Bình
18. Lê Sỹ Phiêu – chiến sĩ. Quê quán: Thuần Thiện, Can Lộc, Hà Tĩnh
19. Cao Văn Thắng – chiến sĩ. Quê quán: Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh (đã tìm thấy lúc 11h20 ngày 18-10)
20. Hồ Văn Nguyên – chiến sĩ. Quê quán: Hướng Sơn, Hướng Hóa, Quảng Trị
21. Lê Thế Linh – chiến sĩ. Quê quán: Phường 5, Đông Hà, Quảng Trị
22. Nguyễn Quang Sơn – chiến sĩ. Quê quán: Thái Sơn, Đô Lương, Nghệ An.