“Đòn chí mạng” dành riêng cho Myanmar
Mới đây, Myanmar đã bị cơ quan giám sát tài chính toàn cầu đưa vào danh sách đen vì không ngăn chặn được các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố. Đây sẽ là một đòn chí mạng giáng vào nền kinh tế đang thiếu hụt ngoại tệ và vận hành rất ì ạch.
Đặt trụ sở tại Paris, Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF) được nhóm 7 nền kinh tế tiên tiến (G7) thành lập năm 1989 để chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và các rủi ro tương tự đối với hệ thống tài chính toàn cầu. Trước Myanmar, chỉ 2 nước nằm trong danh sách đen của FATF: Triều Tiên và Iran.
Bàn về nguyên do Myanmar bị cho vào danh sách đen, các chuyên gia cho biết nước này đã nhận được nhiều lời cảnh cáo từ FATF nhưng không thành công trong việc khắc phục thực trạng hiện tại. Hồi đầu tháng 12/2014, công ty nghiên cứu độc lập Merdeka Center, Malaysia đã công bố kết quả một cuộc khảo sát về chỉ số tham nhũng ở Malaysia. Những con số cho thấy tình trạng tham nhũng không thay đổi kể từ năm 2005, với 77% cử tri nói rằng đó là vấn đề “cực kỳ nghiêm trọng” hoặc “khá nghiêm trọng”.
Quốc gia thuộc Đông Nam Á này có vị trí địa lý nằm tại trung tâm của vùng “Tam giác vàng”. Đây là khu vực chuyên sản xuất và buôn bán ma túy bất hợp pháp ở châu Á – Thái Bình Dương. Không chỉ vậy, tại Myanmar còn tồn tại nhiều vấn đề nghiêm trọng khác trong việc khai thác các kim loại quý trái phép như vàng bạc, ngọc thạch; buôn bán vũ khí và khai thác gỗ, theo báo cáo năm 2018 của FATF.
Myanmar được thống kê là có gần 20 tỷ USD tiền bẩn liên quan đến tham nhũng, tội phạm và trốn thuế. Không chỉ vậy, những hóa đơn gian lận trong giao dịch thương mại và buôn lậu ma túy, gỗ, đá quý đã đặt ra thách thức lớn cho Myanmar. Dòng tài chính bất hợp pháp cũng vì vậy mà đã tăng nhanh trong vài năm qua khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa. Nguồn tiền thu được đạt 18 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 1960 – 2013, chiếm trung bình 6,5 phần trăm sản lượng kinh tế hàng năm của đất nước. Báo cáo này cũng lưu ý rằng hoạt động của các nhóm tội phạm xuyên quốc gia quy mô lớn ở Myanmar vốn có liên quan chặt chẽ với các nhóm người dân tộc thiểu số có vũ trang.
Việc bị đưa vào danh sách đen của FATF có thể sẽ làm suy kiệt hơn nữa nguồn dự trữ ngoại tệ khiêm tốn của Myanmar. Đặc biệt là trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương Myanmar nói sẽ bơm thêm 200 triệu đô la vào thị trường ngoại hối, nhằm kềm chế lạm phát gia tăng do tác động của giá xăng dầu.
Bên cạnh đó, việc dán nhãn đen sẽ làm giảm đi khả năng thu hút hoặc giữ chân nhà đầu tư nước ngoài vốn đang rút dần khỏi Myanmar sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 2-2021. Đồng kyat của Myanmar đã mất khoảng 60% giá trị so với đồng đô la trong năm nay, chạm mức thấp kỷ lục và có thể giảm thêm. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2021 cũng đạt mức thấp nhất kể từ khi Myanmar mở cửa năm 2011. Trong khi đó, các cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra kéo theo sự không hài lòng hay phản ứng mạnh của các nhà đầu tư. Ngân hàng Thế giới dự báo GDP của Myanmar sẽ trì trệ trong năm nay sau khi giảm gần 20% vào năm 2021, riêng Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính 1,6 triệu việc làm đã bị mất vào năm ngoái.
Về lý thuyết, FATF bắt buộc các ngân hàng, định chế tài chính tại Myanmar phải bổ sung các báo cáo phức tạp trong các giao dịch tài chính quốc tế giữa của nước này với bên ngoài. Nhưng thay vì thực hiện các thủ tục giấy tờ bổ sung cho “thẩm định nâng cao” cần thiết đối với một quốc gia nằm trong danh sách đen của FATF, hầu hết các ngân hàng và dịch vụ tài chính quốc tế sẽ từ chối phục vụ các khách hàng từ Myanmar.
Điều này sẽ đẩy kinh tế quốc gia này thế cô lập, trong khi đó tình hinh an ninh xã hội ở Myanmar đã khong hề ổn định từ đầu năm 2022. Quả là một thách thức lớn đối với Myanmar khi phải đối mặt với lệnh trừng phạt này trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu như hiện tại.
LS Lê