128036
category
591471

Đổi mới luật giao thông đường bộ: Cấp thiết để giải quyết tham nhũng

Thu An 22/02/2022 15:30

Chúng ta đã và đang rất hân hoan và hồ hởi khi các vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử. Thế nhưng, điều đó chỉ là đi giải quyết được phần ngọn, vậy nên các nhà làm luật đã phải suy nghĩ mọi cách để giải quyết từ gốc. Và mới đây, việc tách luật giao thông đường bộ là trong những việc làm kiên quyết giải quyết vấn nạn đó.

Theo các chuyên gia tại Việt Nam, suất đầu tư bình quân của đường cao tốc ở Việt Nam khoảng 12 triệu USD sau khi đã loại trừ các chi phí xây cầu dẫn và đền bù giải phóng mặt bằng. So với Trung Quốc, nơi có những điểm tương đồng, chi phí làm đường cao tốc của họ chỉ là 5 triệu USD, của Mỹ và các nước châu Âu là 3 – 4 triệu USD/km. Chính vì vậy, mà từ những năm 2017, các đại biểu quốc hội đã làm nóng nghị trường bằng câu hỏi, “đường cao tốc Việt Nam đắt gấp 4 lần thế giới nhưng chất lượng không bằng. Với kinh phí có hạn Bộ giao thông vận tải có cách nào giải quyết vấn đề trên?”.

Và cho đến thời điểm này, câu hỏi trên vẫn chưa có lời giải. Thậm chí, còn nan giải hơn khi phát hiện hàng loạt sai phạm ở các tuyến đường cao tốc. Như dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi với kinh phí 34.000 tỷ đồng vừa hoạt động đã xuống cấp. Dự án cao tốc Trung Lương – TP.HCM nâng cấp mãi vẫn chằng chịt ổ gà. Dự án cao tốc Liên Khương – Đà Lạt dù còn tới 9 năm nữa mới thu xong phí nhưng cũng bị chắp vá tạm bợ, người dân khóc thét vì mức phí.

Khủng khiếp hơn không chỉ xuống cấp mà hệ lụy từ việc cải tạo sửa chữa khiến người dân coi đây là cung đường tử thần. Như việc nâng cấp các tuyến đường Đà Nẵng – Quảng Ngãi khiến rất nhiều người dân gặp tai nạn, thậm chí là tử vong. Kết luận lại vẫn chỉ tóm gọn lại là tai nạn giao thông nhưng không có một ai chịu trách nhiệm cho những đau thương mất mát chủ quan ấy. Và đến cuối cùng thì người dân vẫn phải chịu thiệt thòi nhất.

Chính trung tướng Nguyễn Minh Đức, phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội, cũng phải thừa nhận Luật giao thông đường bộ năm 2008 không quy định rõ cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, dẫn đến quá trình thực hiện thiếu nhất quán, đồng bộ.

“Ai là người chịu trách nhiệm đối với kết cấu hạ tầng, các vụ án tham nhũng trong xây dựng cao tốc, bớt xén quá trình xây dựng đường gây ra hậu quả nghiêm trọng cũng vậy” _ trung tướng Đức nhấn mạnh.

Từ đó có thể thấy, tất cả các hoạt động giao thông đường bộ tác động trực tiếp tới quyền con người, đó là bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản khi đi lại. Tuy nhiên, Luật GTĐB năm 2008 thiếu cụ thể, không quy định đầy đủ, chưa sát với thực tiễn gây ra rất nhiều hệ lụy.

Trong khi đó, việc kế thừa và phát triển luật giao thông đường bộ sẽ tách bạch rõ ràng 2 vấn đề: An toàn giao thông (là an toàn cho người đi đường) thuộc lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội và xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải đường bộ (có chất lượng an toàn công trình và phương tiện) thuộc lĩnh vực kinh tế – kỹ thuật. Từ đó, sẽ là căn cứ rõ ràng để quy trách nhiệm với những bộ bàn ngành. Ai là người chịu trách nhiệm về vấn đề tai nạn giao thông, ai chịu trách nhiệm tham nhũng, rút ruột xuống cấp công trình.

Rõ ràng đã phát sinh rất nhiều bất cập nhưng không được giải quyết trong suốt 13 năm qua. Và trong ngần ấy thời gian, ngân sách nhà nước cũng bị đục khoét, tính mạng người dân vẫn bị đe dọa. Vậy tại sao cần chần chờ chưa thấy đổi?

Thu An

Đọc nhiều