Độc quyền nhưng sao Nhà máy in tiền Quốc gia Việt Nam vẫn lỗ hàng chục tỷ?

Thành Nhân 19/08/2019 15:28

Tại sao Nhà máy In tiền Quốc gia là nơi in ra tiền, có quỹ tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi phân phối trực tiếp cho người lao động hàng năm lên đến hàng trăm tỉ nhưng vẫn bị lỗ. Trong khi mức lương của các lãnh đạo nhà máy này khoảng 45 triệu đồng/tháng.

Lo-bang-luong-Chu-tich-Tong-giam-doc-Nha-may

Trước đó, vào chiều 17/8 Nhà máy In tiền Quốc gia đã thực hiện công bố thông tin về báo cáo tài chính định kỳ theo quy định. Theo báo cáo, lợi nhuận sau thuế lũy kế 6 tháng đầu năm 2019 bị lỗ hơn 11,2 tỉ đồng trong khi cùng kì năm ngoái, lợi nhuận sau thuế lũy kế 6 tháng đầu năm là hơn 60,4 (giảm gấp 5 lần).

Cũng theo báo cáo này, hoạt động sản xuất kinh doanh giữa niên độ, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ sụt giảm đến hơn 90 tỉ đồng , từ đó, lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm khoảng 4,3 lần so với cùng kỳ năm 2018. Còn lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau khi trừ các chi phí liên quan là lỗ khoảng 6,9 tỉ đồng.

Lãnh đạo lương cao, sao Nhà máy in tiền vẫn lỗ chục tỷ? - ảnh 1
Báo cáo tài chính bán niên của Nhà máy in tiền quốc gia.

Có thể thấy đây là lần hiếm hoi Nhà máy In tiền Quốc gia báo lỗ bởi 5 năm gần đây, theo báo cáo tài chính định kỳ theo quy định thì doanh nghiệp đều đặn có lợi nhuận sau thuế từ 20 đến 50 tỷ đồng.

Nói về vấn đề này, khi trao đổi với Đất Việt, TS Nguyễn Đình Lương – Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, nhìn vào bảng báo cáo tài chính của nhà máy in tiền Quốc gia cho thấy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗ sau 6 tháng đầu năm 2019 là do chi phí hoạt động tăng cao trong khi doanh thu từ việc sản xuất giảm sút so với những năm trước.

“Chi phí doanh nghiệp là những khoản chi cho vận hành máy móc, trả lương lao động và các dịch vụ khác để vận hành nhà máy in tiền.

Có thể, sau những năm lãi lớn thì nhà máy tăng lương cho người lao động và mở rộng quy mô hoạt động và đầu tư cho công nghệ đã xuống cấp sau nhiều năm hoạt động” – ông Lương cho biết.

Nhà máy In tiền Quốc gia có thêm chức năng sản xuất vàng miếng bán ra thị trường nhưng vẫn lỗ
Nhà máy In tiền Quốc gia có thêm chức năng sản xuất vàng miếng bán ra thị trường nhưng vẫn lỗ

Trong khi đó, theo báo cáo lương thưởng năm 2017 của Nhà máy In tiền quốc gia – Công ty TNHH MTV cho thấy, tính đến cuối năm này có 11 viên chức quản lý và 727 người lao động trực tiếp làm việc tại đây. Quỹ tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi phân phối trực tiếp cho người lao động xấp xỉ 202 tỷ đồng, thu nhập bình quân mỗi tháng của người lao động là 17,8 triệu đồng.

Đối với viên chức quản lý, mức lương cơ bản bình quân là 27,5 triệu đồng mỗi tháng. Nhà máy dự kiến chia thưởng xấp xỉ một tỷ đồng.

in tien

Đặc biệt, thời điểm năm 2017, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc doanh nghiệp này có thu nhập cao nhất, lần lượt là 45,5 triệu đồng và 44 triệu đồng mỗi tháng, tương đương hơn 530 triệu đồng một năm.

Theo nguyên tắc xác định lương thưởng, Nhà máy In tiền là doanh nghiệp công ích sản xuất hàng hoá đặc biệt nên tiền thưởng của người quản lý phải được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trên cơ sở hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do đó, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng tại sao Nhà máy In tiền Quốc gia là nơi in ra tiền, có quỹ tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi phân phối trực tiếp cho người lao động hàng năm lên đến hàng trăm tỉ nhưng vẫn bị lỗ.

Nhà máy In tiền Quốc gia, nhà máy hoạt động theo mô hình công ty TNHH MTV do nhà nước 100% vốn điều lệ và ngành nghề kinh doanh duy nhất hiện nay là in, đúc tiền. Nhà máy là doanh nghiệp công ích, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không giao chỉ tiêu lợi nhuận. Số lượng, doanh thu và chi phí từ hoạt động in đúc tiền của nhà máy là hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu tiền mặt trong nền kinh tế, việc điều hành chính sách tiền tệ và theo đúng kế hoạch do Thống đốc NHNN giao.

Đồng thời là đơn vị sản xuất cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, nhà máy thực hiện cơ chế quyết toán giá với Nhà nước. Theo đó, toàn bộ các chi phí sản xuất có liên quan được tập hợp, trình NHNN và Bộ Tài chính duyệt quyết toán giá sau khi kết thúc năm tài chính. Do đó, kết quả chênh lệch thu chi giữa kỳ chỉ là số liệu tạm tính, không thể hiện đầy đủ tình hình hoạt động của nhà máy.

Tieu Diem

Đọc nhiều